Răng khôn là những chiếc răng được mọc lên sau cùng trong xương hàm. Chúng thường được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ để tránh mọc lệch, mọc ngang gây ảnh hưởng tới những răng ở bên cạnh. Thế nhưng, nhiều trường hợp nhổ răng khôn để lại lỗ khiến người bệnh gặp phải những khó khăn trong quá trình làm vệ sinh và nhiều ảnh hưởng khác..
Menu xem nhanh:
1. Lý do khiến nhổ răng khôn để lại lỗ?
Trên thực tế, sau khi nhổ răng khôn xuất hiện lỗ là điều khá bình thường. Không chỉ với răng khôn, khi nhổ bất kỳ chiếc răng vĩnh viễn nào đều sẽ để lại một khoảng hở. Điều này là bởi chân của răng vĩnh viễn nằm ở sâu trong nướu nên khi bác sĩ nhổ bỏ sẽ gây ra một khoảng hở. Lỗ hở này có thể to hay nhỏ, phụ thuộc vào kích thước cùng hướng mọc của răng. Trường hợp nhổ răng khôn thì sẽ phức tạp, gây nên tổn thương nhiều, lớn hơn. Do đó, lỗ sau khi nhổ răng cũng lớn hơn.
Tuy nhiên, vết thương sau nhổ răng khôn thường được bác sĩ thực hiện khâu lại. Điều này để tránh vết thương chảy máu, nhanh lành thương hơn. Bên cạnh đó, nướu và mô xương bên trong cũng sẽ được bảo vệ, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Nhiều trường hợp bị để lại lỗ sau nhổ răng khôn thương do bác sĩ đã quên khâu lại vết thương hoặc thực hiện khâu nhưng không cẩn thận. Điều này sẽ khiến thức ăn hàng ngày dễ dắt vào, vệ sinh khó khăn kéo theo viêm nhiễm, người bệnh thấy đau nhức.
2. Những ảnh hưởng từ lỗ để lại sau khi nhổ răng khôn
Lỗ sâu sau nhổ răng khôn nếu không được thực hiện vệ sinh đúng cách sẽ gây viêm nhiễm vùng nướu. Lâu ngày, tình trạng viêm nhiễm thậm chí có thể lan rộng. Cấu trúc toàn hàm sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, lỗ răng bị viêm còn khiến chảy máu kéo dài. Bệnh nhân sẽ thấy rất ê buốt, mùi hôi xuất hiện, … Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này còn ảnh hưởng tới mạch máu. Bệnh lý nhiễm trùng sẽ xảy ra, nguy hiểm tới tính mạng.
Những biểu hiện của vệ sinh khó khăn dẫn tới ổ răng bị nhiễm trùng:
– Viêm ổ răng khô: Bệnh nhân sẽ thấy đau đớn. Cùng với đó, hốc răng nhìn trống rỗng, có cục máu đông nằm ở bên trong nhưng khó lấy ra. Miệng bắt đầu có mùi hôi xuất hiện. Tình trạng viêm này có thể kéo dài 2-3 tuần.
– Viêm ổ răng chứa mủ: Vị trí nhổ răng bị sưng lợi. Lợi sưng che mất ổ răng mới được nhổ và có mủ chảy ra. Bệnh nhân sẽ ít đau nhức nhưng có nổi hạch và bị sốt.
Qua đây, ta có thể thấy lỗ hình thành sau nhổ răng khôn thực tế sẽ không gây nhiều ảnh hưởng nếu được chăm sóc phù hợp. Ngược lại, nếu lỗ sâu không được vệ sinh tốt sẽ kéo theo nhiều biến chứng khó lường.
3. Lỗ sau khi nhổ răng khôn bao lâu có thể đầy lại
Thông thường, lỗ sâu răng khôn sẽ cần khoảng 1-2 tuần để có thể se lại. Để thịt có thể lấp đầy hoàn toàn lỗ hổng, nướu trở về như bình thường thì cần thời gian 1-3 tháng. Quá trình hồi phục cụ thể diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng cơ địa mỗi người. Cùng với đó là mức độ tổn thương nướu, chế độ chăm sóc.
Nếu sau một thời gian dài nướu vẫn không có dấu hiệu nào đầy lên, bệnh nhân cần tới nha khoa để được thăm khám, kiểm tra cụ thể. Có thể còn dị vật bị bỏ sót hoặc biến chứng. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị, xử lý kịp thời, phù hợp. Sức khỏe răng miệng người bệnh cũng sẽ tránh bị ảnh hưởng.
4. Cách để lỗ răng khôn nhanh đầy lại
4.1 Chế độ vệ sinh răng tốt
– Trong ngày đầu tiên khi mới nhổ răng, người bệnh không nên thực hiện chải răng, khạc nhổ hay súc miệng cùng nước muối. Vào ngày thứ 2 sau khi nhổ răng, bệnh nhân có thể chải răng nhưng cần thao tác nhẹ. Bàn chải tránh chạm vào lỗ nhổ răng khôn.
– Sử dụng loại bàn chải có đầu lông mềm, kích thước vừa phải.
– Không sử dụng các vật dụng cứng như tăm nhọn để tác động vào vết thương dẫn tới chảy máu. Bệnh nhân có thể sử dụng chỉ nha khoa, thao tác nhẹ nhàng, lấy thức ăn thừa khỏi kẽ răng.
4.2 Chế độ ăn phù hợp, khoa học và lành mạnh
– Không nên ăn ngay sau 1-2 tiếng từ sau khi nhổ răng. Ngày đầu tiên, bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm được ninh nhừ, mềm, không cần phải nhai nhiều.
– Tránh ăn những loại đồ ăn dai và cứng hay có nhiều mảnh vụn, dễ bị rơi vào huyệt ổ răng.
– Hạn chế sử dụng những món ăn cay, chua, nóng vì có thể khiến kích thích hố răng sau khi mới nhổ.
– Không sử dụng thuốc lá, các chất kích, đồ uống có cồn.
5. Những lưu ý để khi nhổ răng khôn không tạo lỗ
5.1 Trước khi thực hiện nhổ răng
Trước khi nhổ răng, người bệnh nên tìm hiểu kỹ hơn những thông tin chung về nhổ răng khôn. Ví dụ như những thông tin về phương pháp thực hiện an toàn, địa chỉ nha khoa uy tín, … Như vậy, quá trình nhổ sẽ diễn ra hiệu quả, không bị đau
5.2 Khi nhổ răng
Khi thực hiện nhổ răng, người bệnh cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ thực hiện. Đồng thời, ta không được đá lưỡi vào vùng hốc răng vì có thể khiến cho máu bị bật ra, vết thương lâu lành hơn. Ngoài ra, khi đã đưa được phần răng khôn ra ngoài, bệnh nhân cần cắn gạc để cầm máu, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập.
5.3 Sau khi thực hiện nhổ răng
Sau khi kết thúc quá trình nhổ răng khôn, người bệnh cần xây dựng cho bản thân chế độ ăn, chăm sóc, vệ sinh phù hợp. Đồng thời, tránh ăn những đồ cứng, vụn nhiều, không súc miệng mạnh sau khoảng 6 tiếng nhổ răng. Trong trường hợp thức ăn bị rơi, mắc vào khu vực lỗ nhổ răng khôn thì người bệnh không được sử dụng tăm hay lưỡi để lấy ra. Điều này sẽ gây tình trạng chảy máu, dễ bị nhiễm trùng.
Với những thông tin về nhổ răng khôn để lại lỗ trên đây, hy vọng mọi người đã có cho mình những kiến thức cần thiết. Hãy lưu lại để áp dụng, bảo vệ sức khỏe răng miệng của bản thân và cả những người xung quanh.