Răng có liên hệ trực tiếp đến hệ thần kinh, vậy nên phần lớn những người được bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn đều có chung một lo lắng không biết “Nhổ răng khôn có bị gì không? Tại sao nên nhổ răng khôn trước 25 tuổi?”. Để giúp bạn yên tâm trước ca tiểu phẫu, trực tiếp bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái – Trưởng khoa Răng – Hàm – Mặt, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này.
Răng khôn thường xuất hiện ở độ tuổi 17 – 25 và không có bất kỳ chức năng gì. Do vậy, các trường hợp răng khôn bị sâu, răng khôn gây viêm nướu và răng khôn mọc xiên lệch gây ảnh hưởng đến hàm chính đều cần phải loại bỏ.
Menu xem nhanh:
Nhổ răng khôn có bị gì không?
Vì xuất hiện sau muộn nên răng khôn thường không còn đủ chỗ để mọc lên. Đây cũng là lý do vì sao phần lớn những chiếc răng số 8 này đều có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm, đặc biệt ở hàm dưới nhằm “phá hoại” chiếc răng hàm chính số 7.
Với câu hỏi “Nhổ răng khôn có sao không?” mà nhiều người thường thắc mắc, bác sĩ Nguyễn Thị Thái – Trưởng khoa Răng – Hàm – Mặt, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc khẳng định: “Nhổ răng khôn tương đối an toàn, cũng không gây nguy hại gì tới sức khỏe nếu được chỉ định chính xác và thao tác đúng quy trình. Thậm chí, nhổ răng khôn còn giúp ích rất nhiều cho việc vệ sinh răng miệng của bạn.”
Như vậy, thay vì chịu đau đớn kéo dài thì tốt nhất là bạn nên loại bỏ răng khôn trước khi chúng làm ảnh hưởng tới chức năng nhai của hàm chính. Tuy nhiên, kết thúc ca tiểu phẫu loại bỏ răng số 8, bạn có thể gặp phải một số tác động sau đây:
– Cảm giác đau nhức: Ngay khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm nhận rõ ràng cơn đau kéo đến và mức độ đau còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Thông thường, bác sĩ sẽ kê cho bạn một đơn thuốc giảm đau ngay khi nhổ răng xong. Tốt nhất bạn nên uống thuốc càng sớm càng tốt, ngay khi cơn đau vẫn chưa kịp xuất hiện.
– Chảy máu: Đây cũng là một hiện tượng rất thường gặp sau khi nhổ răng khôn nên bạn không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần cắn chặt miếng bông gòn trong 30 – 60 phút và thay bông nếu cần để nhanh cầm máu. Đặc biệt trong vòng 24 giờ đầu tiên, bạn tuyệt đối không nên khạc nhổ, súc miệng mạnh hay đẩy lưỡi vào lỗ hổng chân răng gây ảnh hưởng vết thương.
– Sưng nề: Mức độ sưng sẽ phụ thuộc vào độ khó của từng ca. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn có thể chườm đá lạnh ở phía bên ngoài má.
– Viêm ổ răng: Tình trạng viêm ổ răng khô hoặc viêm ổ răng có mủ rất dễ xảy ra sau khi nhổ răng khôn do nhiều nguyên nhân (Bác sĩ chưa loại bỏ hết những thứ còn sót lại dưới lỗ chân răng, cách chăm sóc răng tại nhà của bạn chưa đúng,…). Trường hợp phát hiện bị viêm ổ răng thì tốt nhất là bạn nên tới gặp bác sĩ để kịp thời xử lý, tránh viêm nhiễm kéo dài ảnh hưởng đến nướu.
Trên thực tế, nhổ răng khôn chỉ là một tiểu phẫu đơn giản, không can thiệp dao kéo quá sâu. Toàn bộ thao tác tách răng ra khỏi xương hàm chỉ kéo dài trong khoảng 15 – 20 phút. Đặc biệt, tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hiện đang áp dụng kỹ thuật nhổ răng khôn hiện đại, không gây đau đớn và giúp bạn giảm thiểu nỗi lo nhổ răng khôn có bị gì không.
Tại sao nên nhổ răng không trước 25 tuổi?
Bản chất của việc nhổ răng khôn không hề gây hại tới sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện tiểu phẫu này. Có nên nhổ răng khôn hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe của từng người.
Không phải tất cả răng khôn đều cần phải nhổ bỏ, trường hợp mắc một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như: Tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu thì bác sĩ khuyên không nên thực hiện tiểu phẫu này. Trừ khi răng khôn mọc gây ra các biến chứng kéo dài thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ uy tín rồi mới tiến hành thực hiện.
Ngoài ra, nếu có sức khỏe tốt thì bạn nên nhổ bỏ răng số 8 càng sớm càng tốt, bởi sau tuổi 25 tất cả các mô xương đã hoàn thiện, gây khó khăn cho việc thao tác và các mô cũng lành chậm hơn.