Răng mọc ngầm là vấn đề hay xảy ra ở người trưởng thành và hầu hết là ở vị trí răng số 8. Tình trạng này khiến người bệnh đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Nhổ răng 8 mọc ngầm là lựa chọn của nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về nó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số kiến thức cơ bản, giúp bạn có thể đánh giá qua về tình trạng răng để đưa ra quyết định hợp lý nhất.
Menu xem nhanh:
1. Răng mọc ngầm là gì?
Răng mọc ngầm là răng có đặc điểm mọc tận sâu bên trong xương hàm hoặc dưới nướu mà không thể trồi lên được như những răng bình thường khác. Tình trạng mọc ngầm có thể diễn ra ở mọi răng vĩnh viễn nhưng hầu hết thường rơi vào răng khôn (răng số 8). Nguyên nhân do răng này mọc sau cùng, khi xương hàm đã phát triển ổn định và cứng nên răng khôn không có không gian để trồi lên như bình thường mà phải mọc bên dưới nướu..
Răng mọc ngầm không nhất thiết là răng đã phát triển đầy đủ như một răng bình thường mà có thể ở cả dạng nang.
Răng mọc ngầm là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống của chủ thể. Tình trạng này khiến cho người bệnh rất đau đớn, luôn khó chịu và gặp khó khăn trong việc ăn nhai, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng miệng, ảnh hưởng tới các răng bên cạnh. Nghiêm trọng hơn, thậm chí có những trường hợp sốt cao và gặp biến chứng nguy hiểm như áp xe răng, viêm lợi trùm,….
2. Biểu hiện thường gặp khi có răng khôn mọc ngầm
Vì răng khôn mọc ngầm không trồi hẳn lên trên bề mặt nướu một chút nào nên rất khó để phát hiện bằng mắt thường dấu hiệu của răng. Để chắc chắn răng có mọc không đúng hướng không thì cần chụp X-quang xương hàm. Tuy nhiên có một vài biểu hiện lâm sàng cũng giúp chúng ta đoán biết được phần nào răng số 8 của mình có mọc ngầm không:
– Không sờ thấy răng hoặc xuất hiện vùng lợi trồi lên bất thường tại vị trí trong cùng của hàm dọc theo vùng xương ổ răng.
– Thấy tình trạng nướu sưng đỏ, đau tức như dấu hiệu mọc răng nhưng lại không thấy có răng trồi lên. Nguy cơ cao răng mọc ngầm khi tình trạng này xuất hiện ở hàm dưới thành từng đợt.
– Bị đau nhức và có cảm giác ê buốt khi răng mọc ngầm đã phát triển hoàn toàn và chọc vào răng bên cạnh. Đôi khi đau nhức lan lên thái dương và vùng đầu.
– Hơi thở có mùi hôi và lúc nào cũng cảm thấy đắng miệng.
3. Nhổ răng 8 mọc ngầm – Nên hay không?
Không phải bất cứ răng mọc ngầm nào cũng gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh đến mức cần phải nhổ. Riêng đối với răng khôn, hầu hết đều gây ảnh hưởng đến người bệnh và cần xử lý sớm.
Tuy nhiên cần lưu ý, nhổ răng số 8 mọc ngầm là một phẫu thuật khá phức tạp do nha sĩ phải tiến hành mở nướu để thấy và lấy được răng, nên cũng có thể xảy ra những nguy cơ như các phẫu thuật khác. Vì thế chúng ta cần đi khám để được nha sĩ xem xét tình trạng răng và đưa ra tư vấn phù hợp nhất.
Một số trường hợp răng mọc ngầm không cần thiết hoặc không nên nhổ::
– Trong trường hợp có dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng nhưng không gây ra hoặc không tiềm ẩn nguy cơ biến chứng thì không cần thiết phải nhổ răng 8 mọc ngầm.
– Trường hợp răng mọc ngầm hoàn toàn nhưng không gây đau đớn và ảnh hưởng đến người bệnh. Nếu răng này đã mọc ổn định và lành tính, được nha sĩ xác định sẽ nằm im trong xương hàm không gây ảnh hưởng gì thì không cần phải nhổ..
– Trường hợp gây ra biến chứng ảnh hưởng tới những răng khác, nhưng khi thăm khám kỹ lưỡng bác sĩ thấy có nguy cơ cao biến chứng nguy hiểm khi tiến hành nhổ. Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro để quyết định điều trị nội khoa hoặc can thiệp nhổ răng.
4. Phương pháp nhổ răng mọc ngầm
Để xử lý răng số 8 mọc ngầm và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng do tình trạng này gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để chấm dứt hoàn toàn nỗi lo cho bệnh nhân. Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến được các nha khoa uy tín áp dụng là nhổ bằng phương pháp truyền thống và nhổ bằng phương pháp sóng siêu âm Piezotome.
4.1 Phương pháp nhổ răng 8 mọc ngầm truyền thống
Đối với phương pháp truyền thống bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nhổ răng như thông thường bao gồm:kìm, bẩy và dao rạch đã được vô trùng để mổ lấy răng khôn ra. Phương pháp này có chi phí rẻ nhưng có thể chảy máu do khi cắt bằng dao phẫu thuật vùng lợi dễ tổn thương hơn, gặp rủi ro như còn sót mảnh răng và gây biến chứng.
4.2 Phương pháp nhổ răng 8 mọc ngầm Piezotome
Hiện tại đây là phương pháp nhổ răng an toàn và hiện đại nhất với nhiều ưu điểm như: không gây đau, không chảy máu, giảm thiểu tối đa tổn thương và không rủi ro, biến chứng sau nhổ. Ở phương pháp này, thay vì sử dụng tay khoan kiểu truyền thống, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng thiết bị phát sóng siêu âm Piezotome nhẹ nhàng tác động quanh răng mọc ngầm, bóc tách mô nướu để dễ dàng lấy răng nằm sâu bên dưới ra ngoài. Sau đó tiếp tục sử dụng sóng siêu âm chặn lại mạch máu, cầm máu nhanh chóng để hạn chế sưng viêm.
5. Nhổ răng khôn mọc ngầm bằng Piezotome tại Thu Cúc TCI
Vì nhổ răng mọc ngầm, nhất là răng khôn – răng nằm sát với nhiều dây thần kinh và dễ gặp biến chứng sau nhổ nên trước khi quyết định nhổ răng bạn cần lựa chọn cơ sở uy tín với bác sĩ tay nghề cao cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại để có kết quả tốt nhất.
Nha khoa Thu Cúc TCI hiện là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu có sử dụng phương pháp nhổ răng Piezotome. Sở hữu trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu hoàn toàn từ thương hiệu cung cấp máy móc nha khoa hàng đầu thế giới, đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, cao tay nghề, dày kinh nghiệm đến từ các bệnh viện đầu ngành, Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn “đánh bật” nỗi lo răng 8 mọc ngầm một cách an toàn nhất.
Khi nhổ răng khôn mọc ngầm bằng Piezotome tại Thu Cúc TCi, bệnh nhân sẽ được thăm khám và đánh giá kĩ lưỡng tình trạng răng bởi các bác sĩ chuyên môn. Dưới đây là những bước thiết yếu bạn cần biết khi nhổ răng mọc ngầm bằng phương pháp Piezotome tại Thu Cúc TCI.
5.1 Thăm khám tình trạng răng khôn mọc ngầm
Thăm khám tình trạng răng là bước cần thiết đầu tiên giúp bác sĩ nha khoa đánh giá sơ bộ về mức độ nghiêm trọng của việc răng khôn mọc ngầm qua biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và các vấn đề khác cần điều trị trước khi nhổ răng.
5.2 Chụp X-quang răng trước khi nhổ răng
Việc thăm khám bên ngoài không thể xác định được cụ thể tình trạng cũng như mức độ phát triển của răng mọc ngầm. Lúc này bác sĩ cần dựa vào hình ảnh x-quang thu được để nắm rõ và chính xác vị trí răng mọc ngầm. Từ đó bác sĩ sẽ phân tích và đánh giá mức độ khó của ca nhổ răng và tư vấn thêm về việc nhổ răng cho người bệnh.
5.3. Tiến hành nhổ răng 8 mọc ngầm
Trước mỗi ca nhổ răng số 8 mọc ngầm, bác sĩ sẽ gây tê nhằm giảm thiểu nhiều nhất có thể cơn đau khi thực hiện nhổ. Sau đó, công nghệ Piezotome bắt đầu được ứng dụng dể tách nướu, mở xương và chia cắt chân răng của răng mọc ngầm rồi lấy toàn bộ các mảnh răng ra khỏi ổ xương.
5.4. Lưu ý sau nhổ răng mọc ngầm
Sau khi răng mọc ngầm được loại bỏ, bác sĩ sẽ tiến hành khép vết rạch nướu và kê đơn giảm đau, chống viêm. Việc chăm sóc sau nhổ răng khôn mọc ngầm là rất quan trọng bởi đây là răng cối lớn, nằm sâu bên dưới nướu, ổ xương hàm nên sau khi loại bỏ sẽ để lại khoảng trống tạm thời. Nếu được chăm sóc đúng cách, vết thương sẽ giảm tình trạng sưng đau nhanh, hạn chế tối đa viêm và giúp phục hồi nhanh chóng. Vì thế bạn hãy nhớ thực hiện đúng và đầy đủ các hướng dẫn từ bác sĩ nha khoa nhé.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về việc nhổ răng 8 mọc ngầm. Để phát hiện sớm vấn đề và có thể kiểm soát sức khỏe răng miệng hiệu quả, đừng quên ghé nha khoa mỗi 6 tháng bạn nhé!