Viêm amidan là căn bệnh nhiều trẻ em mắc phải. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị ngay tức khắc, viêm amidan ở trẻ có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy bố mẹ đã biết nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi bé bị amidan chưa?
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân khiến bé bị amidan
1.1. Bé bị mắc thức ăn trong amidan
Vì cấu trúc của amidan có dạng khe hốc vô cùng phức tạp nên đôi khi vệ sinh răng miệng không thể làm sạch hết các thức ăn vướng tại khu vực này. Do đó, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ và kích ứng yếu tố sưng viêm amidan.
1.2. Thời tiết thay đổi đột ngột
Thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến những trẻ có sức đề kháng kém không kịp thích nghi khiến cổ họng bị đau rát, hệ hô hấp bị tổn thương và amidan sưng đỏ.
1.3. Do chế độ sinh hoạt hàng ngày của bé
Trẻ nhỏ rất hiếu động và thích đùa nghịch, tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, sau khi tìm tòi, khám phá ở những nơi nhiều bụi bẩn, đất cát hoặc khi vừa đi ra ngoài về, trẻ vẫn chưa chú ý đến việc vệ sinh. Nếu con đưa tay lên miệng lúc này sẽ đem theo các loại vi khuẩn xâm nhập vào trong họng và kích ứng những yếu tố gây viêm amidan.
1.4. Trẻ nhỏ không vệ sinh răng miệng đúng cách
Bé lười đánh răng sẽ khiến các loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Nếu không làm sạch hết thức ăn trong răng miệng, chúng sẽ tạo ra các mảng bám ở chân răng và làm tăng nguy cơ sâu răng. Đồng thời, các vi khuẩn và virus sẽ tấn công sâu vào amidan gây sưng viêm.
2. Một số phương pháp điều trị hiệu quả khi bé bị amidan
2.1. Điều trị viêm amidan bằng biện pháp nội khoa
Khi trẻ xuất hiện dấu hiệu hoặc bố mẹ nghi ngờ bé bị amidan nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp phù hợp. Việc dùng thuốc Tây sẽ giúp loại bỏ một số virus, vi khuẩn để ngăn chặn sự tấn công của chúng trong amidan và niêm mạc họng.
Tuy nhiên, phần lớn các loại thuốc Tây chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn để hạn chế những tác dụng phụ không tốt. Nếu hết đơn thuốc mà những dấu hiệu của bé bị amidan không thuyên giảm, bố mẹ cần phải liên hệ ngay cho bác sĩ điều trị để được hỗ trợ kịp thời.
2.2. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật amidan
Phần lớn phương pháp phẫu thuật amidan chỉ được áp dụng cho những trường hợp mạn tính, khi bệnh tái phát quá 5 lần hoặc đi kèm với biểu hiện amidan sưng to và có mủ lớn. Trong trường hợp xuất hiện biến chứng, bác sĩ cũng chỉ định nên cho bé bị amidan phẫu thuật để bảo vệ sức khỏe con. Mặc dù ngày nay, phẫu thuật amidan là thủ thuật khá đơn giản nhưng bác sĩ cũng chỉ khuyến khích thực hiện phương pháp này khi thực sự cần thiết.
2.3. Điều trị viêm amidan tại nhà
Bên cạnh tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, bố mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp sau đây để loại bỏ tối đa các loại virus, vi khuẩn bên trong hốc amidan:
2.3.1. Cho trẻ bị viêm amidan súc miệng bằng nước muối sinh lý
Nước muối có khả năng sát trùng mạnh mẽ và hỗ trợ loại bỏ những virus, vi khuẩn tấn công bên trong amidan. Do đó, bố mẹ hãy cho bé bị amidan súc miệng với nước muối sinh lý 2 lần/ ngày để cải thiện tối đa triệu chứng viêm amidan.
2.3.2. Chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ
Khi bé bị viêm amidan, sức khỏe của con thường rất yếu nên dễ mắc phải những bệnh lý khác. Vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ nên kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để hồi phục sức khỏe nhanh chóng nhất.
Theo đó, bố mẹ nên cho trẻ uống nước ấm và ăn những món lỏng để dễ nuốt hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên bổ sung đạm, vitamin C và các khoáng chất trong rau củ, thịt cá, trái cây để giúp trẻ khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh sớm hơn.
Hơn nữa, bố mẹ cũng nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh nói quá nhiều hoặc ra nắng vì sẽ làm tổn thương cổ họng của con. Nếu trẻ có dấu hiệu bị sốt, bố mẹ nên chườm nước ấm cho con và nhanh chóng đưa bé đến viện nếu phát hiện những triệu chứng bất thường khác.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh viêm amidan ở trẻ nhỏ. Nếu bé bị amidan, bố mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế uy tín gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng thăm khám và điều trị kịp thời.