Viêm họng hạt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở người trưởng thành. Để hiểu hơn về căn bệnh này bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt gồm 2 dạng:
– Viêm họng cấp tính: Bao gồm viêm họng đỏ, viêm họng giả mạc hoặc viêm họng loét.
– Viêm họng mạn tính: gồm dạng xuất tiết, xơ teo hoặc quá phát (được gọi là viêm họng hạt).
Như vậy, viêm họng hạt là một loại viêm họng mạn tính xảy ra khi viêm họng cấp tái đi tái lại nhiều lần gây viêm nhiễm, khiến bệnh trở nên khó chữa hơn.
2. Biểu hiện bệnh viêm họng hạt
Viêm họng hạt không có triệu chứng điển hình và khó phân biệt được vì biểu hiện thường chung chung. Bạn có thể dựa vào những triệu chứng viêm họng hạt mạn tính sau để nhận biết:
– Cảm giác khó chịu, vướng ở trong cổ họng giống như có vật gì chặn lại trong cổ họng.
– Ngứa cổ khó chịu, thường xuyên đằng hắng.
– Ho khan hoặc ho có đờm đặc biệt vào buổi sáng khi thức dậy.
– Bệnh thường tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường đặc biệt là khi chuyển lạnh.
– Có thể nhận biết bằng mắt thường: bên thành họng đỏ, sau thành họng có những hạt trắng bằng hạt ngô, đầu đinh hay hạt đậu,…
3. Điều trị bệnh viêm họng hạt như thế nào?
Để điều trị viêm họng hạt người bệnh ngoài áp dụng phương pháp điều trị thích hợp thì phải kết hợp thực hiện một số biện pháp khác như:
– Súc miệng hàng ngày bằng nước muối ấm loãng: Đây là lời khuyên dành cho những người mắc các bệnh về đường hô hấp. Nhằm sát khuẩn, loại bỏ ổ vi khuẩn tồn tại trong vòm họng đơn giản mà hiệu quả.
– Giữ ấm cơ thể đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, vào ban đêm nhất là vùng họng và cổ tay, chân.
– Giữ gìn vệ sinh răng miệng, đặc biệt là sau khi ăn vì vi khuẩn dễ cư ngụ và tấn công gây bệnh nặng hơn vào lúc này.
– Tránh nơi ô nhiễm, có khói thuốc, bụi bặm và không nên sử dụng các thức ăn đồ uống lạnh, chứa cồn,…
Các phương pháp điều trị bệnh viêm họng hạt
– Điều trị viêm họng hạt cần là cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để có phương án trị bệnh thích hợp. Đối với bệnh nhân có những bệnh đường hô hấp khác như: viêm xoang, viêm amidan,…thì cần loại bỏ các ổ vi khuẩn, hạn chế dịch nhày chảy xuống họng; cần kết hợp điều trị cả 2 bệnh cùng lúc.
– Khi các hạt phát triển quá mức, ảnh hưởng đến đường ăn uống cũng như những sinh hoạt khác thì cần phải tiến hành dùng kháng sinh hoặc phương pháp đốt hạt. Cách này thường gây đau đớn và cũng không phải là giải pháp tối ưu nhất. Vì nó chỉ loại bỏ những hạt lớn, việc đốt hạt lại vô tình gây kích thích những hạt nhỏ phát triển nhanh hơn.