Rò hậu môn là hiện tượng nhiễm khuẩn ở vùng hậu môn, trực tràng. Đây là một biến chứng của các khối áp xe kéo dài, hình thành nên những đường rò và lỗ rò quanh vùng da hậu môn. Rất nhiều người còn băn khoăn về nguyên nhân rò hậu môn cũng như cách xử trí hiệu quả khi gặp hiện tượng này. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn đọc.
Menu xem nhanh:
1. Giải đáp nguyên nhân rò hậu môn
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra rò hậu môn. Có thể phân loại thành các nguyên nhân chủ quan (từ người bệnh) và các yếu tố bên ngoài tác động như sau:
1.1. Nguyên nhân rò hậu môn từ chính người bệnh
– Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. Bệnh tái phát nhiều lần hoặc không được chú ý điều trị.
– Các tổn thương có thể xảy ra khi người bệnh quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ đồng giới mạnh bạo. Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tạo thành viêm nhiễm.
– Người bệnh có hệ miễn dịch kém, dẫn đến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Khu vực hậu môn trực tràng không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách.
– Người bệnh mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa gây ảnh hưởng, kích ứng lên vùng hậu môn. Từ đó xuất hiện viêm nhiễm và dẫn đến các điểm rò hậu môn.
– Hiện tượng táo bón lâu ngày gây rách phần hậu môn và bị viêm nhiễm.
1.2. Nguyên nhân rò hậu môn từ yếu tố bên ngoài
– Người bệnh gặp chấn thương vùng hậu môn trong các hoạt động thể thao hoặc khi làm việc. Khi đó, vùng hậu môn có thể bị căng và rách phần cơ dẫn đến rò hậu môn.
– Người bệnh bị dị vật gây tổn thương vùng hậu môn.
– Do tác động trong quá trình điều trị các bệnh lý tiêu hóa trực tràng. Khi lựa chọn một cơ sở thiếu uy tín khiến các bệnh lý không được điều trị dứt điểm dẫn đến biến chứng. Bệnh nhân không được vệ sinh, chăm sóc đúng cách sau mổ dẫn đến rò hậu môn.
2. Rò hậu môn gây nên những nguy hiểm gì?
Ngoài trạng thái bứt rứt khó chịu, người bệnh còn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị rò hậu môn từ sớm.
– Rò hậu môn gây nhiễm trùng nặng: Hậu môn khi bị viêm nhiễm thường ẩm ướt đi kèm lở loét, điều này có thể khiến tình trạng trở thành nhiễm trùng nặng. Khi bị nhiễm trùng máu, người bệnh có thể bị nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, nhiễm trùng vùng hậu môn khiến người bệnh sụt cân, suy giảm miễn dịch, sức khỏe giảm sút nặng nề.
– Các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Các lỗ rò có thể lây lan mạnh và nhiễm đến các cơ quan khác. Biến chứng rò hậu môn đa phát thường xuất hiện ở: lỗ rò trực tràng bàng quang, rò trực tràng âm đạo, rò niệu đạo… Việc điều trị sẽ rất tốn kém và mất thời gian. Từ đó bệnh nhân vừa khó chịu, đau đớn vừa bị ám ảnh tâm lý.
– Suy nhược cơ thể nặng nề: Cơn đau do rò hậu môn kéo dài dai dẳng khiến người bệnh đi đứng đều khó chịu. Tâm trạng xấu dẫn đến suy nhược nặng, thậm chí là stress. Nếu không điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến nhiều bệnh lý khác ảnh hưởng sức khỏe.
3. Xử trí khi bị rò hậu môn
Khi có các dấu hiệu bất thường vùng hậu môn, cần nhanh chóng thăm khám và điều trị. Bệnh nhân tuyệt đối không nên chần chừ hay vì tự ti mà không dám đến bệnh viện. Sau khi tiến hành thăm khám riêng tư, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, điều trị rò hậu môn muốn dứt điểm thì cần phẫu thuật vá lỗ rò, bịt kín đường rò để hạn chế tái phát.
– Phẫu thuật tiến hành như sau: Bác sĩ dùng dụng cụ nội soi để quan sát lỗ rò, đường rò trên màn hình siêu âm. Dụng cụ sẽ tiếp cận chính xác khu vực bị tổn thương do rò hậu môn để phá hủy đường rò từ bên trong. Các vết mủ, mổ sẽ được vét sạch. Các ngóc ngách có thể tạo ra rò đều được loại bỏ. Làm sạch các chất bẩn trong lỗ rò sau đó tiến hành đóng lỗ rò lại.
Phẫu thuật bịt kín lỗ rò khá nhanh chóng và hiện đại. Tuy nhiên bệnh nhân cần lựa chọn những địa chỉ uy tín có chuyên khoa hậu môn trực tràng để thực hiện. Những thao tác phẫu thuật ở đây đều đòi hỏi độ chính xác cao, tránh làm tổn thương cơ thắt và các cơ quan khác. Một số trường hợp không cẩn thận có thể dẫn đến làm mất tự chủ đại tiện, khiến người bệnh không thể kiểm soát việc đi vệ sinh.
Chế độ hậu phẫu cũng cần được lưu ý:
– Tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc và nghỉ ngơi của bác sĩ
– Bổ sung chất xơ và đồ ăn dễ tiêu
– Cung cấp đủ nước cho cơ thể và kiêng các chất có hại cho sức khỏe, cay nóng hay khó tiêu
– Sau khi đã hồi phục cần lưu ý đến chế độ ăn uống lành mạnh, tránh táo bón
– Thể dục nhẹ nhàng để cơ thể trao đổi chất tốt hơn
Bệnh nhân cần tìm hiểu về nguyên nhân rò hậu môn của mình để ngăn chặn tình trạng tái phát. Đừng quên thăm khám định kỳ và báo cho bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở vùng hậu môn.