Hơi thở có mùi gây rất nhiều ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này bị gây ra bởi khá nhiều nguyên nhân liên quan tới ăn uống, vệ sinh, … hàng ngày. Trong đó, không ăn sáng hôi miệng là một trong những trạng thái thường gặp. Vậy lý do của hôi miệng vì không ăn sáng là gì?
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng hôi miệng khi đói là gì?
Hôi miệng là hiện tượng thường xảy ra bởi ảnh hưởng của các khí thải lưu huỳnh. Những khí này dễ bay hơi ở trong miệng. Mùi hôi này đặc biệt nồng, nhiều khi ta vừa ngủ dậy buổi sáng. Sau một đêm dài, miệng sẽ tiết ít nước bọt, bị khô. Đây chính là điều kiện lý tưởng để những vi khuẩn tạo ra khí lưu huỳnh. Chúng sẽ thường tập trung vị trí lưỡi, nơi nhiều người thường bỏ quên trong quá trình vệ sinh.
Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy, việc nhịn ăn sáng khiến khả năng bị hôi miệng tăng gấp đôi bình thường. Không ăn sáng sẽ khiến miệng ở trong môi trường lý tưởng cho vi khuẩn. Khi đó, vi khuẩn sẽ phát triển, tấn công gây nên những mùi khó chịu.
2. Nguyên nhân không ăn sáng hôi miệng
2.1 Thiếu thức ăn
Hôi miệng là một vấn đề xảy ra khá phổ biến. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, công việc, sự tự tin của người bệnh. Có thể thiếu thức ăn chính là một trong những nguyên nhân điển hình của hôi miệng. Việc nhịn đói buổi sáng mọt thời gian dài sẽ gây mất cân bằng chuyển hóa chất, cơ thể không đủ chất, …
Do đó, việc ăn sáng là rất cần thiết để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng. Khi nhịn ăn, việc nước bọt tiết ra sẽ khó khăn hơn. Lúc này, mùi hôi trong miệng sẽ xuất hiện rõ rệt chỉ sau vài giờ.
2.2 Giảm tình trạng nước bọt được tiết ra
Nước bọt giữ vai trò quan trọng đối với việc làm sạch khoang miệng, đẩy lùi những vi khuẩn. Tuy nhiên, tuyến nước bọt chỉ có thể hoạt động tốt khi cơ thể đã được cung cấp đủ thực phẩm. Từ đó, quá trình tiêu hóa sẽ được diễn ra thuận lợi. Đồng thời, quá trình ăn nhai cũng sẽ kích thích, nước bọt được tiết ra nhiều hơn.
Ngược lại, nếu ta đang trong tình trạng bị đói bụng, quá trình tiêu hóa sẽ bị ngắt quãng. Điều này làm cho hoạt động của tuyến nước bọt cũng bị giảm bớt. Đây cũng chính là nguyên do gây nên mùi hôi khó chịu trong hơi thở khi không ăn sáng.
Khi nước bọt tiết ra không đủ, khoang miệng khô thì thức ăn sẽ dễ bám lâu hơn. Vi khuẩn sẽ có điều kiện sinh sôi làm hơi thở có mùi.
Bên cạnh hai nguyên nhân chính trên, một số yếu tố khác cũng làm hơi thở có mùi khi không ăn sáng:
– Thực hiện vệ sinh, chăm sóc răng miệng chưa phù hợp.
– Thay đổi nội tiết ở cơ thể phụ nữ khi đến kì kinh nguyệt.
– Một số bệnh lý toàn thân hay bệnh lý liên quan tới răng miệng, hô hấp. Điển hình như các bệnh: sâu răng, viêm nướu, trào ngược dạ dày, …
3. Hậu quả của không ăn sáng hôi miệng
3.1 Hơi thở có mùi ảnh hưởng giao tiếp
Hôi miệng là một trở ngại lớn với những ai bị hôi miệng. Hơi thở có mùi sẽ khiến cho người bệnh trở nên kiệm lời hơn. Thậm chí, những trường hợp hôi miệng nặng, bệnh nhân sẽ hạn chế tối đa giao tiếp. Đây là yếu tố gây ảnh hưởng rất ớn tới cuộc sống của bệnh nhân cả về đời sống tinh thần và các mối quan hệ xung quanh.
Lâu dần, sự mặc cảm, không dám giao tiếp của người bệnh sẽ trở thành trạng thái ức chế, khó chịu. Có nhiều những trường hợp bệnh nhân đã sợ đi khám, bị trầm cảm, tách mình với xã hội. Từ đó, nhiều bệnh lý về tâm thần nguy hiểm đã phát sinh.
3.2 Tăng nguy cơ nhiễm một số bệnh lý
Việc nhịn ăn sáng lâu ngày sẽ gây tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Đây chính là nguồn gốc của một số những vấn đề sức khỏe. Đặc biệt là những vấn đề về tiêu hóa rất dễ xảy ra. Cụ thể, một số kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ngoài hôi miệng, người bỏ bữa sáng sẽ có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý như tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch, …
Bên cạnh đó, khi bị không ăn sáng hôi miệng, khoang miệng lúc này đang chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu sau đó ta thực hiện quá trình ăn uống, thức ăn đi xuống dạ dày có thể kéo theo những vi khuẩn này.
3.3 Hệ miễn dịch bị ảnh hưởng
Việc bỏ bữa sáng còn là tác nhân dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch. Cơ thể sẽ gặp phải những khó khăn khi cần chiến đấu với virus gây bệnh. Tuy nhiên, sau một thời gian bỏ bữa sáng, tình trạng hôi miệng sẽ xuất hiện làm ảnh hưởng khẩu vị người bệnh. Khi đó, người bệnh sẽ thấy chán ăn, không muốn ăn. Hệ miễn dịch và sức khỏe toàn thân từ đó bị ảnh hưởng.
4. Phương pháp khắc phục tình trạng không ăn sáng hôi miệng
Tác hại của không ăn sáng hôi miệng với sức khỏe và cuộc sống hàng ngày là không hề nhỏ. Nếu ta gặp phải tình trạng này thì cần tới nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn cụ thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc bệnh và chưa có thời gian tới nha khoa ngay thì có thể thử “chữa cháy” với một số phương pháp sau:
– Ăn đủ bữa, đủ dưỡng chất.
– Nhai thức ăn thật kĩ trước khi được nuốt xuống.
– Nhai kẹo cao su không đường.
– Uống đủ và nhiều nước lọc hơn.
– Thực hiện vệ sinh răng miệng đảm bảo sạch sẽ: đánh răng kết hợp làm sạch bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
– Hạn chế tới mức tối đa những loại thực phẩm gây mùi và thức uống như rượu, bia, nước có ga, …
– Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để sức khỏe răng miệng luôn đảm bảo.
– Thực hiện lấy cao răng định kì để giúp loại bỏ mùi hôi.
Trên đây là những thông tin về tình trạng nhịn ăn sáng hôi miệng. Hy vọng bài viết đã giúp mọi người có cái nhìn cụ thể, chính xác hơn về vấn đề này. Từ đó, ta sẽ nắm được những lưu ý, phương pháp khắc phục phù hợp với tình trạng của bản thân.