Bệnh trĩ nội là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng hậu môn – trực tràng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong đó, việc hiểu rõ nguyên nhân bệnh trĩ nội đóng vai trò quan trọng giúp mỗi người chủ động hơn trong phòng ngừa cũng như lựa chọn hướng điều trị phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân chính gây bệnh trĩ nội, dấu hiệu cảnh báo sớm và những phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân bệnh trĩ nội – Vì sao búi trĩ hình thành?
Trĩ nội hình thành khi các đám rối tĩnh mạch bên trong ống hậu môn bị giãn quá mức, tạo thành búi trĩ. Tình trạng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả yếu tố sinh lý lẫn thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
1.1. Áp lực kéo dài tại vùng hậu môn – trực tràng
Một trong những nguyên nhân bệnh trĩ nội phổ biến là do tăng áp lực kéo dài tại vùng hậu môn. Khi bạn thường xuyên rặn mạnh khi đi vệ sinh hoặc bị táo bón mạn tính, tĩnh mạch ở vùng hậu môn phải chịu một áp lực lớn và liên tục. Lâu dần, thành mạch bị giãn nở, máu ứ đọng, tạo điều kiện hình thành búi trĩ nội.
1.2. Táo bón – “kẻ tiếp tay thầm lặng” cho trĩ nội
Táo bón là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội ở nhiều người. Việc phân khô, cứng gây khó khăn trong quá trình đại tiện, khiến bạn phải dùng sức rặn nhiều hơn bình thường. Điều này làm tổn thương lớp niêm mạc hậu môn và gia tăng áp lực nội tĩnh mạch – yếu tố thuận lợi cho trĩ hình thành.

Táo bón là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội ở nhiều người
1.3. Nguyên nhân bệnh trĩ nội từ chế độ ăn uống thiếu chất xơ và ít uống nước
Thói quen ăn uống nghèo nàn chất xơ, thiếu rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… là yếu tố làm giảm nhu động ruột, gây táo bón kéo dài. Ngoài ra, việc không uống đủ nước cũng khiến phân khô, khó đẩy ra ngoài, khiến hậu môn bị tổn thương khi đại tiện. Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến trĩ nội dễ phát triển.
1.4. Nguyên nhân bệnh trĩ nội bắt nguồn từ thói quen ngồi lâu, ít vận động
Công việc văn phòng, tài xế đường dài hay các nghề nghiệp phải ngồi một chỗ trong thời gian dài đều có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Khi ngồi lâu, máu lưu thông tại vùng chậu bị hạn chế, làm tăng áp lực lên hệ tĩnh mạch hậu môn, tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành và phát triển.
1.5. Mang thai và sinh nở
Ở phụ nữ, quá trình mang thai và sinh nở là thời điểm dễ mắc trĩ. Thai nhi lớn dần gây chèn ép lên tĩnh mạch vùng chậu, đồng thời nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng đến chức năng co bóp ruột. Trong khi đó, việc rặn sinh mạnh khi chuyển dạ càng khiến áp lực dồn lên hậu môn gia tăng, góp phần làm phát sinh trĩ nội.

Ở phụ nữ, quá trình mang thai và sinh nở là thời điểm dễ mắc trĩ
1.6. Tuổi tác
Càng lớn tuổi, chức năng của các tĩnh mạch và mô nâng đỡ tại hậu môn càng suy yếu. Điều này làm tăng khả năng giãn tĩnh mạch và hình thành búi trĩ.
2. Dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ nội sớm
Khác với trĩ ngoại có thể quan sát được bằng mắt thường, trĩ nội hình thành bên trong ống hậu môn và khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ, dựa trên tình trạng sa ra ngoài của búi trĩ: Từ nằm hoàn toàn trong hậu môn (độ 1), sa ra ngoài nhưng tự thụt vào (độ 2), Sa ra ngoài nhưng cần dùng tay đẩy (độ 3), sa hoàn toàn ra ngoài không thể đẩy vào (độ 4).
Người bệnh có thể lưu ý đến một số dấu hiệu đặc trưng sau:
– Đi ngoài ra máu tươi, thường thấy vết máu dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.
– Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong hậu môn.
– Có cảm giác mót rặn, nặng tức hậu môn sau khi đi tiêu.
– Trĩ sa theo các cấp độ tăng dần.
Nhận biết các dấu hiệu này sớm là chìa khóa giúp can thiệp điều trị đúng lúc, tránh để bệnh chuyển nặng gây đau đớn và biến chứng.
3. Điều trị trĩ nội bằng phương pháp nội khoa
Với những trường hợp trĩ nội nhẹ, phát hiện sớm ở giai đoạn I hoặc II, việc điều trị nội khoa mang lại hiệu quả cao. Mục tiêu của phương pháp này là giảm triệu chứng, cải thiện tình trạng táo bón và ngăn ngừa tiến triển nặng hơn.
Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như: Thuốc làm mềm phân, giúp giảm áp lực khi đại tiện, thuốc giảm đau, chống viêm, tăng độ bền tĩnh mạch,…
Song song với đó, người bệnh cần điều chỉnh thói quen ăn uống, tăng cường chất xơ, uống nhiều nước và duy trì vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
4. Điều trị trĩ bằng can thiệp ngoại khoa: Can thiệp càng sớm càng nhẹ nhàng
Trong các phương pháp can thiệp xâm lấn hiện nay, đốt trĩ Laser Diode tại TCI được đánh giá cao nhờ tính an toàn, không đau và hồi phục nhanh. Đây là kỹ thuật sử dụng năng lượng laser có bước sóng phù hợp để làm đánh xẹp mô trĩ, chặn nguồn máu nuôi trĩ và loại bỏ búi trĩ mà không gây tổn thương mô lành.
Ưu điểm nổi bật của Laser Diode là không dùng dao kéo hay thiết bị cắt bỏ búi trĩ, từ đó hạn chế tối đa chảy máu, rút ngắn thời gian nằm viện và giảm nguy cơ biến chứng sau thủ thuật. Người bệnh hoàn toàn có thể điều trị trĩ ngay từ giai đoạn sớm mà không cần đợi đến khi búi trĩ sa nhiều hay gây đau đớn mới phải “mổ”.
Thời gian thực hiện chỉ khoảng 30 phút, bệnh nhân có thể hồi phục và đi lại bình thường sau khoảng 5-6 tiếng và ra viện ngay ngày hôm sau, sinh hoạt như thường. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những người sợ đau hoặc bận rộn không thể nghỉ ngơi dài ngày sau phẫu thuật.
Một số phương pháp phẫu thuật khác trong điều trị trĩ nội như Phẫu thuật Longo. Phẫu thuật Milligan Morgan – Ferguson, Thắt mạch khâu treo trĩ (THD),.. Các phương pháp này được Thu Cúc TCI ứng dụng hiệu quả trong điều trị trĩ cho hàng ngàn khách hàng

Quá trình đốt trĩ Laser Diode
5. Chủ động điều trị từ sớm là bí quyết “đánh bại” bệnh trĩ nội
Thay vì chịu đựng cơn đau và cảm giác bất tiện kéo dài do trĩ gây ra, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị ngay từ khi có dấu hiệu đầu tiên. Không nên chờ đến khi búi trĩ sa nhiều, chảy máu nhiều hay biến chứng viêm nhiễm mới điều trị vì lúc đó quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn, thời gian hồi phục kéo dài và chi phí tốn kém hơn.
Các phương pháp hiện đại như đốt trĩ bằng Laser Diode giúp người bệnh nhẹ nhàng vượt qua giai đoạn khó chịu, khôi phục cuộc sống bình thường mà không cần cắt trĩ truyền thống. Đặc biệt, khi điều trị sớm, bạn có cơ hội khỏi bệnh mà không để lại biến chứng như hẹp hậu môn, rò hậu môn hay tái phát. Việc hiểu rõ nguyên nhân bệnh trĩ nội sẽ giúp bạn nhận diện được các yếu tố nguy cơ trong sinh hoạt hàng ngày và sớm phát hiện bệnh để có hướng điều trị đúng đắn.