Người bệnh hen cần tránh thuốc gì?

Hen suyễn (hen phế quản, viêm phế quản co thắt) là bệnh dị ứng, vì vậy, khi tiếp xúc với chất lạ, trong đó có một số thuốc có thể làm xuất hiện cơn hen cấp, nếu không điều trị có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi điều trị bệnh hen người bệnh cần tuyệt đối lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

1. Thuốc giảm đau hạ sốt

Hen suyễn (hen phế quản, viêm phế quản co thắt) là bệnh dị ứng

Hen suyễn (hen phế quản, viêm phế quản co thắt) là bệnh dị ứng

Không phải thuốc giảm đau hạ sốt nào cũng ảnh hưởng đến người hen suyễn. Thuốc cần chú ý trong nhóm này là aspirin. Ngoài tác dụng chính giảm đau, hạ sốt, chống ngưng tập tiểu cầu, aspirin còn có nhiều tác dụng phụ khác. Trong đó đối với hen suyễn, tác dụng phụ của aspirin có thể gây co thắt phế quản, làm khởi phát các cơn hen nặng, đặc biệt ở những người bệnh hen có kết hợp với viêm đường hô hấp trên dị ứng (viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng…) sẽ khiến cơn hen nặng hơn. Bên cạnh đó, một số trường hợp sau khi dùng aspirin sẽ xuất hiện hen suyễn mặc dù trước đó không hề bị hen.

2. Thuốc giảm đau chống viêm không steroid

Các thuốc trong nhóm này đó là indomethacin, diclofenac, voltaren, tilcotin, piroxicam, ketoprofen, ibuprofen… được dùng để điều trị các bệnh về khớp (gút, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp…). Với người bệnh hen, nếu dùng các thuốc này sẽ làm xuất hiện cơn hen, thậm chí hen cấp tính. Vì vậy, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh hen hay đang bị hen phế quản cần tránh dùng các loại thuốc này hoặc nếu phải sử dụng cần hết sức thận trọng.

Một số thuốc có thể làm xuất hiện cơn hen cấp cần hết sức thận trọng

Một số thuốc có thể làm xuất hiện cơn hen cấp cần hết sức thận trọng

3. Các thuốc kháng sinh

Khi sử dụng thuốc kháng sinh bạn cần hết sức lưu ý, đặc biệt là nhóm kháng sinh penicillin (ampicillin, amoxicilin, cloxacillin…), nhóm aminoglycosid (streptomycin, neomycin, amikacin, gentamycin, tobramycin…) hoặc nhóm cephalosporin các thế hệ I, II, III, IV và  thậm chí nhóm tetracyclin là những nhóm kháng sinh rất dễ gây dị ứng, có thể làm xuất hiện cơn hen cấp tính. Vì vậy, người bị hen suyễn nên cân nhắc kỹ trước khi được sử dụng. Nếu cần thiết phải sử dụng kháng sinh, nên dùng thuốc kháng sinh ở các nhóm ít gây dị ứng hơn, chẳng hạn, nhóm quinolon (ciprofloxacin, norfloxacin…) hoặc nhóm macrolid (clarithromycin…).

4. Thuốc trị tăng huyết áp

Đối với người mắc bệnh hen, nếu có bệnh tăng huyết áp kèm theo, khi khám bệnh, cần cho bác sĩ biết tình trạng tăng huyết áp của mình để có sự chọn lựa thuốc thích hợp vì thuốc làm giảm huyết áp có một số nhóm có thể làm xuất hiện cơn hen cấp tính, chẳng hạn nhóm thuốc ức chế men chuyển (coversyl, catopril, ednyt…) hoặc nhóm thuốc chẹn bêta giao cảm (atenolol, propranolol, nadolol…) có thể gây co thắt phế quản theo cơ chế thần kinh.

Cần tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ nếu bạn bị bệnh hen

Cần tuyệt đối tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ nếu bạn hị hen

5. Thuốc an thần, giãn cơ

Người bệnh hen không nên dùng thuốc an thần, giãn cơ (diazepam, seduxen, orazepam) vì các loại thuốc này có thể gây ức chế trung tâm hô hấp, giảm trương lực cơ hô hấp, từ đó khiến tình trạng hen nặng lên, nguy hiểm hơn, nhất là trong các cơn hen cấp tính.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital