Ngứa bờ mi mắt là dấu hiệu của khá nhiều bệnh liên quan đến viêm vùng mắt trong đó có bệnh viêm bờ mi. Đây là bệnh không làm ảnh hưởng đến thị lực nhưng gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh, bệnh có nhiều nguyên nhân gây nên và thường mang tính chất mạn tính kéo dài đòi hỏi người bệnh cần kiên trì.
Menu xem nhanh:
1.Tìm hiểu về căn bệnh viêm bờ mi
1.1. Ngứa bờ mi, dấu hiệu của bệnh viêm bờ mi
Ngứa và viêm bờ mi có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi và bất phân giới tính. Tuy nhiên, phải đến trên 80% các trường hợp bị viêm bờ mi do tụ cầu là nữ giới. Đây là căn bệnh diễn ra khá phổ biến và dễ dàng kiểm soát. Thường các bệnh nhân có dấu hiệu ngứa mi mắt đến khám sẽ cho ra kết quả là viêm bờ mi.
Bệnh lý viêm bờ mi sẽ dựa vào vị trí của tổn thương mí mắt mà chia làm 3 loại như sau:
– Viêm bờ mi trước: biểu hiện ở phần phía trước của mí mắt, nơi lông mi phát triển, với dấu hiệu vùng da này chuyển sang màu đỏ hoặc đậm hơn so với thông thường, kèm theo hiện tượng sưng và xuất hiện chất tiết bám trên lông mi.
– Viêm bờ mi sau, loại này thường xảy ra nhiều hơn, xuất hiện khi các tuyến bã nhờn ở mặt phía dưới của mi mắt bị viêm.
– Viêm bờ mi hỗn hợp: hiện tượng đồng thời mắc phải viêm ở phần trước và phần sau của bờ mi.

Rất nhiều người bị bệnh viêm bờ mi
1.2. Triệu chứng
Khi bị viêm bờ mi, người bệnh thường cảm nhận được luôn vì cảm giác kích ứng rất khó chịu. Bệnh thường nặng hơn mỗi khi ngủ dậy vào buổi sáng. Ngoài việc mi mắt bị ngứa, nếu kèm theo các triệu chứng như sau thì chắc chắn bạn đã bị viêm bờ mi:
– Mi mắt bị sưng, đỏ, nóng
– Mi mắt tiết dịch, thậm chí có mủ, nhiều ghèn
– Xuất hiện vảy đóng ở mí mắt
– Mắt có cảm giác nổi cộm
– Thường xuyên bị cay mắt
– Rất nhạy cảm khi có ánh sáng chiếu vào
– Mắt hay bị mờ, nhưng không thường xuyên, sau khi chớp mắt sẽ trở về trạng thái bình thường
Những dấu hiệu trên nếu đi kèm với cảm giác ngứa bờ mi thì có thể là bệnh viêm bờ mi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh liên quan đến nhiễm trùng mắt khác mà mọi người không nên chủ quan, cần đến các phòng khám, bệnh viện có chuyên khoa mắt để được kiểm tra.
1.3. Nguyên nhân gây ngứa bờ mi mắt
Viêm bờ mi có thể xảy ra ở dạng cấp tính hoặc kéo dài thành mạn tính (xuất phát từ rối loạn hoạt động của tuyến meibomius, tình trạng viêm bờ mi liên quan đến bã nhờn, hoặc do ký sinh trùng Demodex gây ra).
– Viêm bờ mi cấp tính
Viêm mi ở giai đoạn cấp thường bắt nguồn từ nhiễm khuẩn (phổ biến nhất là do vi khuẩn tụ cầu – staphylococcus) tại vùng chân lông mi; các nang lông mi cùng tuyến meibomius cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, viêm bờ mi còn có thể do virus gây ra (chẳng hạn như herpes simplex hoặc varicella zoster). Nhiễm trùng từ vi khuẩn thường tạo ra nhiều gỉ mắt hơn so với virus, kèm theo dịch tiết dạng huyết thanh rõ rệt.
– Viêm bờ mi cấp tính không do nhiễm khuẩn
Tình trạng này thường liên quan đến phản ứng dị ứng ảnh hưởng đến cùng khu vực (ví dụ: viêm da mí mắt do dị ứng hoặc viêm bờ mi theo mùa), và có thể xuất phát từ các yếu tố sau:
+ Cảm giác ngứa mạnh và viêm nghiêm trọng (thường xuất hiện dọc theo rìa của cả hai mí mắt);
+ Hành động gãi hoặc cọ xát (phản ứng với ngứa có thể làm gia tăng kích ứng kết mạc và khiến tình trạng viêm da dị ứng [chàm] ở mí mắt trở nên nặng hơn);
+ Hoặc do nhạy cảm khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài.
– Viêm bờ mi mạn tính
Viêm bờ mi mạn tính là một dạng viêm kéo dài không xuất phát từ nhiễm trùng và chưa xác định rõ nguyên nhân. Các tuyến Meibomius nằm ở mí mắt đóng vai trò tiết ra lớp lipid, giúp ngăn ngừa sự bốc hơi của nước mắt bằng cách tạo một màng dầu mỏng trên bề mặt. Khi chức năng của tuyến Meibomius bị rối loạn, thành phần lipid trở nên bất thường, các ống dẫn và lỗ tuyến bị đặc quánh, dẫn đến tắc nghẽn bởi các khối chất tiết rắn giống sáp. Tình trạng này thường gặp ở những người bị mụn trứng cá đỏ hoặc thường xuyên tái phát chắp và lẹo.
Ở nhiều trường hợp viêm bờ mi liên quan đến tăng tiết bã nhờn, bệnh nhân có thể đồng thời mắc viêm da tiết bã vùng mặt, da đầu hoặc bị mụn trứng cá đỏ. Các mảng vảy bám trên bờ mi dễ dẫn đến nhiễm trùng thứ phát. Sự tắc nghẽn tuyến Meibomius cũng là một vấn đề phổ biến. Phần lớn những người gặp rối loạn chức năng tuyến Meibomius hoặc viêm bờ mi do tăng tiết bã nhờn đều bị tăng bốc hơi nước mắt, gây viêm kết giác mạc khô, tức là tình trạng khô mắt. Ngoài ra, ký sinh trùng Demodex (các loại folliculorum và brevis) cũng thường xuyên góp phần gây ra viêm bờ mi mạn tính.
Bên cạnh đó, viêm bờ mi mạn tính có thể xuất hiện ở những bệnh nhân bị ung thư biểu mô mí mắt, đặc biệt khi viêm chỉ xảy ra ở một bên và kèm theo hiện tượng rụng lông mi. Một số bệnh lý miễn dịch, chẳng hạn như pemphigus màng nhầy mắt, cũng có thể liên quan đến tình trạng này.
1.3. Những biến chứng khi ngứa bờ mi mắt
Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp, người mắc viêm bờ mi có nguy cơ gặp phải một số hệ quả như sau:
– Viêm bờ mi có thể gây ra tình trạng lông mi rụng, mọc không đều (xiên vẹo, quay ngược vào trong) hoặc bị phai màu.
– Tình trạng viêm kéo dài có thể để lại những vết sẹo ở vùng mí mắt hoặc dọc theo rìa mí.
– Sự mất cân bằng của nước mắt khiến việc duy trì độ ẩm cho mắt bị ảnh hưởng, dẫn đến khô mắt hoặc tiết nước mắt quá mức.
– Mụn lẹo: Đây là tình trạng nhiễm trùng xảy ra gần chân lông mi. Viêm bờ mi làm kích ứng các tuyến Meibomius, từ đó hình thành lẹo mắt.

Viêm bờ mi có thể có nhiều biến chứng
– Chalazion (chắp mắt): Viêm bờ mi gây tắc nghẽn tuyến Meibomius, dẫn đến viêm, sưng đỏ và xuất hiện khối u nhỏ gọi là chắp.
– Đau mắt đỏ kéo dài: Viêm bờ mi có thể gây ra các đợt đau mắt đỏ lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
– Lông mi mọc bất thường hoặc viêm mí mắt kéo dài có thể cọ xát liên tục vào mắt, tạo ra vết xước hoặc loét trên giác mạc. Thiếu nước mắt cũng làm tăng khả năng giác mạc bị nhiễm trùng.
1.4. Phân loại viêm bờ mi
Bệnh viêm bờ mi thường được chia làm 2 loại là viêm cấp tính và viêm mạn tính, hai loại bệnh này có nguyên nhân và triệu chứng khác nhau.
– Bệnh viêm bờ mi cấp tính
Bệnh cấp tính thường do nguyên nhân nhiễm khuẩn tại gốc lông mi làm cho nang lông bị viêm lây sang các tuyến ở khu vực xung quanh. Tác nhân gây bệnh có thể là khuẩn Staphylococcal hoặc virus herpes, varicella zoster. Nếu do virus thì thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn và ít ghèn mắt hơn.
Cũng có trường hợp viêm bờ mi cấp tính do dị ứng với các tác nhân bên ngoài như môi trường, đồ trang điểm, kính áp tròng…
Bệnh viêm bờ mi cấp tính ngoài những triệu chứng chung như ngứa, rát, đỏ mí mắt, nhạy cảm với ánh sáng còn có thêm một số biểu hiện như:
+ Xuất hiện nhiều mụn nhỏ có nhân trắng( dịch mủ), khi vỡ tạo ra lỗ nông có bờ.
+ Bờ mi và lông mi có màng tiết tố dính chặt, khi bóc ra có thể mang đến cảm giác rát đau khó chịu.
+ Khi khỏi có thể dẫn đến sẹo hoặc lông mi mọc ngược, có khả năng tái phát bệnh.
– Bệnh viêm bờ mi mạn tính
Bệnh nhân bị viêm bờ mi mạn tính là do bị rối loạn chức năng của tuyến meibomius, làm tắc nghẽn tuyến ở mi mắt. Một số người bị tăng bã nhờn khi bị lẹo, chắp, mụn nang lông mi cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm bờ mi mạn tính, nhất là những người da dầu, cơ địa thường xuyên có mụn trứng cá.
Khi đã bị viêm bờ mi mạn tính, có thể quan sát thấy lỗ tuyến bị giãn, có dịch màu vàng đặc bịt kín các lỗ nang của mi mắt, thậm chí khi ấn vào dịch này có thể chảy ra ngoài. Có những dấu hiệu khác xuất hiện đồng thời khi bị viêm bờ mi mạn tính đó là: cảm giác khô mắt, nổi cộm, căng mỏi, nhìn mờ…
2. Chữa viêm bờ mi như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân bị viêm bờ mi là gì mà cách chữa cũng có sự khác nhau. Những cách điều trị thường được áp dụng để chữa bệnh viêm bờ mi mắt đó là:
– Chú trọng vệ sinh mắt một cách thường xuyên
Đây là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết không thể thiếu khi đã bị viêm bờ mi. Vệ sinh mắt sạch sẽ để làm trôi bụi bẩn, bã nhờn, dịch mủ tích tụ, tránh cho tình trạng vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn gây ra viêm nhiễm nặng hơn. Nên dùng dung dịch nước muối sinh lý và bông gạc tiệt trùng để rửa mắt và thấm khô. Cách vệ sinh là nhỏ nước muối vào mắt 3-5 lần trong 1 ngày cho đến khi mắt khỏi hẳn. Nếu thấy có nhiều mủ bám vào lớp lông mi thì nhỏ nhiều nước muối vào mi mắt rồi dùng bông gạc thấm khô, nhẹ nhàng lau hết lớp mủ đi.

Nên đi thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc chữa viêm bờ mi hiệu quả
– Dùng thuốc tra mắt có thành phần kháng sinh.
Trong trường hợp viêm bờ mi mắt do nhiễm vi khuẩn thì cần phải nhỏ thuốc tra mắt có kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ để loại trừ viêm nhiễm. Đối với một số bệnh nhân bị khô mắt có thể bác sĩ sẽ kê thêm nước mắt nhân tạo.
– Luôn đeo kính để bảo vệ đôi mắt khỏi bụi bẩn, môi trường ô nhiễm
Mắt sẽ nhạy cảm với ánh sáng hơn khi bị bệnh, người bệnh cần thường xuyên đeo kính để bảo vệ mắt khi đi ra ngoài môi trường có nhiều ánh sáng chói. Việc đeo kính cũng giúp cho đôi mắt tránh được bụi bẩn ô nhiễm ngoài môi trường khiến tình trạng mắt nặng hơn.
Một lời khuyên khác dành cho những người khi chớm có dấu hiệu là ngứa bờ mi mắt, nên đi khám ở những cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh chủ quan với những bệnh liên quan đến mắt bởi đây là bộ phận rất nhạy cảm, rất dễ bị biến chứng nếu không được chữa trị đúng cách.