Trẻ em thường rất hiếu động và dễ bị ngã, va đập trong quá trình hoạt động, vui chơi. Các tai nạn này có thể khiến trẻ bị chấn thương, gãy xương phổ biến nhất là gãy xương đòn, ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vậy nhận biết gãy xương đòn ở trẻ em thế nào? Khám ở đâu tốt? Cách chăm sóc cho trẻ khi bị gãy xương như thế nào tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc cung cấp thêm thông tin.
Menu xem nhanh:
Nhận biết gãy xương đòn ở trẻ em
Sau khi có chấn thương, va đập cha mẹ nên kiểm tra xem con có bị gãy xương đòn hay không bằng cách:
- Kiểm tra tình trạng sưng đau: Nếu trẻ kêu đau, vùng xương đòn sưng to bất thường thì rất có thể đã bị gãy.
- Vai xệ: Khi xương lành bị gãy, chức năng giữ cánh tay trên thân mình cũng bị suy giảm, có thể nhận biết thông qua dấu hiệu vai xệ, khó cử động tay.
- Sờ nắn: Sờ vào vùng xương nghi ngờ bị gãy, nếu thấy xương biến dạng, gồ lên dưới da, ấn thấy đau và có tiếng lạo xạo thì xương đã bị gãy.
Gãy xương đòn ở trẻ em thường mau lành hơn người lớn nhưng vẫn cần cho trẻ đi khám để xác định tình trạng xương gãy và có các biện pháp điều trị hiệu quả như cố định xương, uống thuốc giảm đau hay phẫu thuật gãy xương đòn ở trẻ…
Điều trị gãy xương đòn ở trẻ em như thế nào?
Để tình trạng gãy xương đòn của trẻ mau chóng hồi phục, cần có các phương pháp phù hợp với tính chất và tình trạng xương gãy. Thông thường, trẻ được điều trị bảo tồn bằng mang đai số 8 trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tuần ở thể nhẹ và vừa. Ở mức độ nặng, trẻ mới được chỉ định mổ gãy xương đòn ở trẻ.
Để đánh giá chính xác tình trạng gãy xương đòn ở trẻ và điều trị hiệu quả, Bệnh viện Thu Cúc đầu tư cho mình hệ thống trang thiết bị hiện đại, máy móc tiên tiến cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Bệnh viện cũng áp dụng mức giá khám chữa bệnh hợp lý cùng thanh toán BHYT và bảo hiểm phi nhân thọ theo đúng quy định giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều chi phí.
Điều trị gãy xương đòn ở trẻ em cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất và hạn chế cho trẻ vận động mạnh để giảm thiểu té ngã ảnh hưởng đến quá trình liền xương. Khi có các bất thường trong quá trình hồi phục, nên đưa trẻ đi khám ngay để kịp thời xử trí.
Thời gian phục hồi của trẻ sau khi gãy xương đòn
Thường thì các trường hợp gãy xương đòn của trẻ là rất nhanh và khả năng xương tự liền tốt hơn ở người lớn. Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ càng nhỏ thì thời gian liền xương càng nhanh. Xương đòn bị gãy là xương dễ lành nhất là khi được điều trị bảo tồn.
Các bậc cha mẹ cũng không cần quá lo lắng về trường hợp gãy xương của trẻ nhỏ bởi vì thường nó sẽ tự lành. Trường hợp nhanh nhất là xương có thể liền sau một tháng, khoảng 1 – 2 năm xương đòn sẽ bình thường. Bạn nên hạn chế để bé chạy nhảy gây ngã làm tổn thương vùng xương bị gãy.
Cách chăm sóc cho trẻ sau khi bị gãy xương đòn
Trong thời gian trẻ bị gãy xương đòn thì cha mẹ nên chuẩn cho con ăn những loại thực phẩm chứa nhiều canxi nhằm cải thiện chất lượng xương cho bé, giúp giảm tình trạng đau xương. Giúp xương của trẻ hồi phục tốt hơn, nên cho bé ăn đầy đủ các loại rau củ quả.
Cần tránh tự ý tháo đai đeo số 8 nếu chưa được sự tư vấn của bác sĩ. Hạn chế cho trẻ đi lại vào chỗ trơn trượt, để tránh bị bị ngã.
– Tập luyện: Cần cho trẻ tập phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ, nhằm phục hồi sức mạnh của cơ, biên độ vận động của khớp. Có thể tập từ ngày thứ 3 sau mổ gãy xương đòn ở trẻ hoặc sau khi đeo đai số 8.
– Chế độ ăn: Giàu đạm, vitamin và nguyên tố vi lượng.
– Chăm sóc, vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày, lau sạch các đầu chi. Không làm ướt, bẩn bột. Khi tắm thì lấy khăn quấn bên ngoài bột rồi bọc trùm băng túi nylon, để tránh làm ướt bột.
– Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc khám lại ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: tím, lạnh đầu chi, mất cảm giác hoặc vết thương bị thấm dịch có mùi hôi…
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc cung cấp thông tin về gãy xương đòn ở trẻ em. Nếu còn thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể