Mọc chắp ở mắt là tình trạng tuyến nhờn ở mắt bị bít tắc. Chắp mắt thường rất hay bị nhầm lẫn với lẹo mắt – là tình trạng mắt bị viêm cấp tính do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến bờ mi. Vậy chắp mắt là gì và có nguy hiểm gì không, tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Mọc chắp ở mắt là như thế nào?
Chắp mắt là tình trạng mí mắt trên xuất hiện một nốt sưng thường có màu đỏ, kích thước nhỏ và mềm. Sau vài ngày, cục sưng này sẽ cứng hơn nhưng không khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
Chắp mắt thường nằm xa hơn mép mí. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chắp mắt nổi cục trong mí mắt trên nên nhiều người lầm tưởng là lẹo mắt. Chắp thường sưng to hơn so với lẹo và thường tồn tại từ 2-8 tuần.
2. Các triệu chứng khi bị chắp mắt
Khi người bệnh xuất hiện tình trạng nổi chắp mắt, các dấu hiệu sau đây sẽ giúp nhận biết rõ ràng hơn:
– Cục chắp sưng nhưng không gây đau. tuần đầu tiên có thể vẫn còn nhỏ
– Mắt bị cộm, khó chịu
– Cục chắp có thể nổi ở bên ngoài hoặc bên trong mí mắt, do đó, người bệnh có thể kiểm tra bằng cách lật mí mắt)
– Thị lực bị ảnh hưởng, người bệnh nhìn bị mờ hoặc hình ảnh không sắc nét
– Bên trong mí mắt xuất hiện các vùng màu đỏ hoặc xám
Chắp mắt rất hiếm khi xuất hiện ở mí mắt dưới và thường xảy ra ở người lớn nhiều hơn, đặc biệt những người trong độ tuổi từ 30-50.
3. Các nguyên nhân khiến người bệnh bị lên chắp mắt
Nguyên nhân chủ yếu của chắp mắt là do ống tuyến nhờn của mi mắt bị tắc nghẽn. Đây là tình trạng thường gặp của những người có tiền sử bị viêm bờ mi hoặc mắc các bệnh da liễu như bệnh chàm da.
Ngoài ra, những đối tượng cần lưu ý vì nguy cơ lên chắp mắt cao có thể kể đến như:
– Quá khứ đã từng bị chắp hoặc lẹo mắt
– Có tiền sử bị mắc viêm bờ mi
– Những người có vấn đề da liễu như mụn trứng cá, viêm da, chàm,…
Các biến chứng của chắp mắt
Đa số các trường hợp bị chắp mắt người bệnh đều không gặp vấn đề nghiêm trọng nào. Trường hợp nhiễm trùng chắp mắt rất hiếm. Tuy nhiên, chắp mắt vẫn có khả năng nhiễm trùng và sẽ lây lan đến toàn bộ mi mắt cũng như các mô ở xung quanh mắt. Khi chắp mắt bị nhiễm trùng sẽ khiến cho mí sưng to và đỏ khiến người bệnh không thể mở được mắt và phải chịu đựng sự đau đớn dữ dội, thậm chí là gây sốt.
Biến chứng của chắp mắt còn được các chuyên gia gọi là viêm mô tế bào hốc mắt. Nếu người bệnh cảm thấy đau nhức ở mắt thì nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Mắt để được thăm khám và điều trị. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch để có thể ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả hơn.
4. Điều trị chắp mắt ra sao?
Bằng cách quan sát mí mắt của người bệnh và đánh giá dựa trên các dấu hiệu, bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh lý này.
Cách điều trị chắp mắt
Chắp mắt thông thường sẽ tự lặn dần sau 2-8 tuần. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể thúc đẩy quá trình lặn chắp nhanh hơn cũng như ngăn ngừa các biến chứng bằng một số cách sau đây:
– Chườm khăn ấm
Đây là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà. Nhiệt độ nóng ấm của khăn sẽ giúp kích thích tuyến nhờn ở mi mắt nở ra, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn và giúp dịch có thể thoát ra ngoài thuận lợi hơn. Người bệnh nên chườm khăn ấm mỗi lần khoảng 10-15 phút và thực hiện thao tác lặp lại 3-5 lần/ngày. Hãy bảo đảm khăn chườm luôn sạch sẽ và được vệ sinh cẩn thận để tránh nhiễm trùng.
– Tuyệt đối không được chạm tay vào mắt khi chưa vệ sinh sạch sẽ
Việc chạm tay vào vùng chắp mắt, gãi hay nặn chắp cũng có nguy cơ khiến cho vùng xung quanh bị nhiễm trùng, tạo thành ổ viêm lớn và gây nguy hiểm cho mắt.
– Hạn chế trang điểm dày ở mắt và đeo kính áp tròng thường xuyên khi đang bị chắp mắt
Trang điểm hay đeo kính áp tròng cũng khiến cho nốt chắp bị kích thích và dễ bị vi khuẩn xâm lấn. Từ đó chắp sẽ càng nặng hơn, có nguy cơ nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận.
– Đi thăm khám bác sĩ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt
Nếu cục chắp không thể tự hết sau 2-8 tuần hoặc nốt quá to gây cản trở cho người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp xử lý sau:
– Rạch một đường nhỏ ở mí mắt để có thể đẩy dịch thoát ra ngoài
– Tiêm Steroid để giảm thiểu tình trạng sưng mí mắt.
Do chắp mắt không liên quan đến vấn đề nhiễm khuẩn nên người bệnh không cần sử dụng thuốc tra mỡ hay kháng sinh để điều trị.
5. Các phương pháp phòng ngừa chắp mắt
Để có thể phòng ngừa chắp xuất hiện hiệu quả, người bệnh cần có thói quen vệ sinh mắt thật tốt và kỹ lưỡng.
– Rửa tay đúng cách và thường xuyên, đặc biệt là trước khi chạm lên mặt, mắt và các vùng nhạy cảm.
– Khi đeo áp tròng cần bảo đảm tay và các dụng cụ được vệ sinh và khử trùng sạch sẽ. Kính áp tròng khi hết hạn sử dụng cần phải được thay thế để đảm bảo an toàn cho mắt.
– Sau khi đi ngoài đường hoặc tiếp xúc những nơi nhiều bụi bẩn, khí độc hại, người bệnh cần vệ sinh mặt mũi sạch sẽ.
– Hạn chế trang điểm, đặc biệt vùng mắt. Cần tẩy trang sạch sẽ sau mỗi lần trang điểm bằng dung dịch tẩy trang. Không nên sử dụng các sản phẩm trang điểm cho mắt đã hết hạn sử dụng.
– Đồ cá nhân không nên sử dụng chung với người khác.
Trên đây là các thông tin về mọc chắp ở mắt. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn, tổng đài của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.