Mổ thoát vị bẹn là phương pháp điều trị thường được áp dụng nếu bệnh gây đau, các triệu chứng nặng hoặc kéo dài hay đã xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng. Thoát vị bẹn chủ yếu xảy ra ở nam giới với mọi lứa tuổi, từ trẻ em, người lao động nặng đến người già có thành bụng yếu.
Menu xem nhanh:
Khi nào cần mổ thoát vị bẹn?
Người bệnh có thể được chỉ định mổ thoát vị bẹn trong trường hợp bệnh gây ra các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống hoặc đã dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như khối thoát vị bị nghẹt làm hoại tử ruột. Đây là tình trạng có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Mổ thoát vị bẹn diễn ra như thế nào?
Có hai phương pháp mổ thoát vị bẹn
- Mổ hở: bác sĩ sẽ tạo một vết cắt duy nhất, qua đó bịt kín chỗ thoát vị và củng cố vững chắc thành bụng.
- Mổ nội soi: đây là phương pháp ít xâm lấn nhưng phức tạp hơn so với mổ hở. Theo đó, bác sĩ sẽ tạo một vài vết cắt nhỏ ở vùng cần phẫu thuật, sau đó đưa các dụng cụ đặc biệt vào để bịt kín chỗ thoát vị.
Cả hai phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe tổng quát.
Người bệnh có thể về nhà cùng ngày hoặc ngày hôm sau khi phẫu thuật. Lưu ý quan trọng là luôn làm theo hướng dẫn của bác sĩ khi tự chăm sóc tại nhà. Điều này bao gồm một chế độ ăn uống lành mạnh để tránh táo bón, chăm sóc vết thương và không căng mình quá sớm.
Hầu hết các trường hợp thoát vị bẹn phục hồi trong vòng 6 tuần. Nhiều trường hợp có thể tiếp tục làm việc, lái xe và hoạt động nhẹ nhàng sau 2 tuần.
Mổ thoát vị bẹn có nguy hiểm không?
Mổ thoát vị bẹn là loại phẫu thuật khá phổ biến và hầu như rất ít rủi ro. Tuy nhiên vẫn có khoảng 10% trường hợp thoát vị trở lại tại một số điểm sau khi phẫu thuật. Khoảng 2-4% thoát vị trở lại trong vòng ba năm.
Các biến chứng tiềm ẩn khác của mổ thoát vị bẹn bao gồm:
- Máu hoặc chất dịch tích tụ trong không gian còn lại của thoát vị.
- Sưng đau và bầm tím tinh hoàn (ở nam giới)
- Đau và tê ở vùng bẹn do một dây thần kinh bị hư hỏng hoặc bị mắc kẹt trong khi phẫu thuật.
- Ảnh hưởng tới việc cung cấp máu đến tinh hoàn
- Thiệt hại cho các ống dẫn tinh – ống mang tinh trùng đến tinh hoàn.
Các biến chứng này có nguy cơ cao hơn với những trường hợp người bệnh ngoài 50 tuổi hoặc đang mắc các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tim hoặc khó thở.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về mổ thoát vị bẹn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.