Đổ ghèn mắt là biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, tình trạng này hay xuất hiện khi ngủ dậy và khiến bé bị ngứa ngáy khó chịu. Vậy nên khi mắt trẻ gặp tình trạng này, mẹ cần làm gì?
Menu xem nhanh:
1. Bé bị đổ ghèn mắt nhiều
1.1 Mắt bị đổ ghèn là gì?
Ghèn mắt hay còn được gọi là gỉ mắt thường hình thành khi chúng ta đi ngủ. Thông thường, mọi người sẽ thấy ghèn mắt bẩn và rất khó chịu. Tuy nhiên, chúng cũng có những tác dụng không ngờ. Điển hình như ghèn mắt giúp ngắn nước mắt. Nhờ vậy, mắt chúng ta sẽ được giữ ẩm, không bị khô.
Thế nhưng bên cạnh lợi ích, nếu gỉ mắt chảy quá nhiều có thể là dấu hiệu đáng báo động. Nếu chỉ đơn thuần là lượng gỉ mắt chảy tăng lên, có thể là do mắt có nhiều bụi bẩn. Thế nhưng trong trường hợp mắt kèm theo biểu hiện đau nhức, sưng tấy rất có thể là do mắt bị viêm nhiễm. Khi ấy, chúng ta cần tới bệnh viện, cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.
1.2 Những triệu chứng nguy hiểm của đổ ghèn mắt
Mắt đột nhiên có gỉ nhiều hơn bình thường kèm biểu hiện bất thường. Cụ thể, những dấu hiệu bất thường để nhận biết bao gồm:
– Đau rát phần khóe mắt không ngừng.
– Phần gỉ mắt có màu xanh, trắng hoặc màu sắc lạ không phải màu vàng.
– Thường xuyên gặp tình trạng hai mí mắt dính vào nhau.
– Bị rụng lông mi nhiều.
– Mắt xuất hiện mủ màu vàng.
Trong trường hợp này, người bệnh nên tới bệnh viện, các cơ sở y tế. Đây rất có thể là biểu hiện của những bệnh lý về mắt. Khi có dấu hiệu bất thường, hãy kiểm tra mắt trẻ ngay để điều trị sớm nhé.
1.3 Nguyên nhân khiến bé đổ ghèn mắt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ ghèn mắt. Chúng khiến các bé gặp phải khó khăn khi muốn mở mắt lúc ngủ dậy. Trong đó, một số nguyên phổ biến có thể kể đến như:
Khi trẻ sơ sinh mới chào đời, các bé thường bị máu và nước ối của mẹ chảy vào mắt. Khi ấy, mắt trẻ còn yếu, dễ dẫn tới nhiễm trùng khiến mắt bị đổ ghèn.
Do mẹ chưa thực hiện vệ sinh mắt cho bé đúng cách. Hoặc thao tác vệ sinh quá kĩ cũng khiến mắt bé bị khô. Ghèn mắt sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.
Khi trẻ đang trong giai đoạn ăn sữa mẹ, nhưng chất lượng sữa không đảm bảo. Điều này do các mẹ lại không chú ý đến bữa ăn của mình. Hoặc có thể, trong bữa ăn hàng ngày có chứa thức ăn hoặc trái cây gây nhiệt nóng cho cơ thể. Điều này cũng dẫn đến mắt bé bị ảnh hưởng từ việc bú sữa mẹ.
Ngoài ra, do mắt trẻ còn quá yếu nên rất dễ bị lây nhiễm các bệnh lý. Thường thường những căn bệnh này dễ lây từ mọi người xung quanh, nếu vô tình tiếp xúc.
Ngoài ra, tình trạng ghèn mắt nhiều có thể do bị nhiễm vi rút, vi khuẩn. Đây là những căn bệnh xảy ra do mắt bị nhiễm trùng. Triệu chứng để nhận biết là mí mắt dính vào nhau và có mủ sau khi đi ngủ. Hoặc cũng có thể nhận thấy khi lòng trắng mắt có những đường vân hồng. Mắt ngấn nước nhưng không xuất hiện mủ. Tình trạng như vậy thường xảy ra ở cả 2 mắt.
2. Ghèn mắt nhiều ở trẻ là biểu hiện bệnh lý
Mắt đổ ghèn nhiều kèm theo những biểu hiện bất thường sẽ là tiếng báo động cho các tình trạng bệnh lý. Cụ thể:
– Viêm kết mạc: Nhiều người xuất hiện triệu chứng đổ ghèn mắt nhiều kèm theo đỏ mắt, chảy nước mắt, đau rát. Đây chính là biểu hiện của mắt bị viêm và thường gặp nhất là viêm kết mạc.
– Lên lẹo mắt: Trong trường hợp bị lên lẹo mắt, ghèn mắt ra nhiều chứng tỏ bệnh đã chuyển nặng. Khi ấy, người bệnh cần vệ sinh sạch mắt và chườm gạc ấm. Sau vài ngày, tình trạng bệnh sẽ dần thuyên giảm và tự khỏi.
– Tắc tuyến lệ: Mắt đổ nhiều ghèn cũng có thể là dấu hiệu của tắc tuyến lệ. Thông thường, bệnh lý này có thể khỏi mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu tình trạng tắc tuyến lệ trở nên nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ.
– Khô mắt: Khi tuyển lệ hoạt động không hiệu quả, chức năng bôi trơn mắt sẽ không đảm bảo. Lúc này mắt sẽ đổ ghèn nhiều và bị khô. Với tình huống này, người bệnh có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để cải thiện.
– Viêm mí mắt: Đôi khi, đổ ghèn nhiều cũng là dấu hiệu của tình trạng bị nhiễm trùng. Và cụ thể là viêm mí mắt. Bệnh viêm mí mắt khiến mắt của trẻ bị kích thích. Từ đó, ghèn mắt nhiều, lông mi rất có thể bị dính lại. Tình trạng này kéo dài sẽ gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày.
3. Vậy mẹ cần làm gì khi trẻ đổ ghèn mắt nhiều?
Các bác sĩ chuyên khoa mắt đã đưa ra khuyến cáo rằng trong vòng một tiếng sau sinh, mẹ phải để mắt trẻ sơ sinh được nhỏ nitrate bạc 1% hoặc thuốc mỡ mắt tetracycline 1% để mắt của trẻ không bị nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ cần phải sử dụng bông y tế đã được làm sạch, sau đó nhúng vào nước muối pha loãng. Dùng bông để lau vùng xung quanh mắt, khóe mắt của con. Việc làm này nhằm giữ cho mắt bé đỡ bị dính ghèn. Đồng thời, lúc lau mắt cho bé mẹ nhớ lưu ý thao tác nhẹ nhàng nhé. Tuyệt đối không thực hiện quá mạnh sẽ làm tổn thương mắt của con.
Mỗi ngày, mẹ hãy lau mắt cho bé bằng nước muối. Ta thực hiện khoảng 2-3 lần hoặc bất cứ khi nào đổ ghèn. Điều này là để giữ mắt con luôn được sạch sẽ và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, khi thực hiện lau mắt cho bé, mẹ cũng có thể kết hợp mát-xa. Dùng khăn có nhúng nước ấm, mẹ xoa nhẹ vùng giữa mắt và mũi. Điều này có tác dụng làm thông thoáng ống dẫn bị tắc và dịch vàng sẽ được đẩy ra ngoài. Từ đó khiến cho mắt của bé sẽ đỡ bị đổ gỉ hơn.
Qua bài viết trên, hy vọng rằng các mẹ lưu lại được những điều cần thiết về hiện tượng đổ ghèn mắt ở trẻ. Trong trường hợp tình trạng này trở nặng hơn, trẻ cần được đưa ngay tới bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn cách điều trị dứt điểm.