Nhiều bệnh nhân trĩ lựa chọn sử dụng thực phẩm chức năng trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, cần hiểu những vai trò thực sự của thực phẩm chức năng trong việc điều trị trĩ, cũng như nắm được những lưu ý đặc biệt khi sử dụng.
Menu xem nhanh:
1. Khái quát những điều cần biết về bệnh trĩ
Câu nói dân gian “Thập nhân cửu trĩ” , hàm ý bệnh trĩ rất phổ biến trong cộng đồng. Bệnh được lý giải là: Khi các tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị giãn nở quá mức do ứ trệ máu hoặc do chịu áp lực cơ học quá mức, chúng sẽ hình thành nên búi trĩ. Các búi trĩ sẽ to dần, sa ra ngoài hoặc sưng to gây tắc nghẽn hậu môn khi bệnh nặng lên.
Theo các chuyên gia, có các loại trĩ thường gặp là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Mỗi loại trĩ được phân loại phụ thuộc vào vị trí búi trĩ. Tình trạng trĩ nội là khi các búi trĩ xuất hiện trên đường lược và ống hậu môn. Trái ngược, trĩ ngoại nằm dưới đường lược và bên ngoài ống hậu môn.
Khi một người mắc cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại và có những triệu chứng kết hợp của cả hai loại bệnh này thì gọi là bệnh trĩ hỗn hợp.
Các chuyên gia chia trĩ thành bốn cấp độ tăng dần. Bệnh trĩ thường có những triệu chứng nhẹ ở mức độ 1 và một số trường hợp mức độ 2. Lúc này, trĩ có thể được điều trị bằng các phương pháp nội khoa như thuốc uống và bôi. Tuy nhiên, đối với các búi trĩ ở cấp độ 3,4, hoặc trong một số trường hợp 2 nhưng không đáp ứng với thuốc, các bác sĩ phải chỉ định can thiệp ngoại khoa – phẫu thuật cắt trĩ. Thuốc không thể điều trị búi trĩ sưng to, sa ra ngoài hoặc tắc mạch.
2. Những điều cần biết khi sử dụng thực phẩm chức năng dành cho bệnh nhân trĩ
2.1.Thực phẩm chức năng trị bệnh trĩ được hay không?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giảm các triệu chứng của bệnh. Đa phần các loại thực phẩm chức năng này được sản xuất chứa những chất giúp cải thiện tình trạng đau đớn, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ.
Tuy nhiên, hầu hết thực phẩm chức năng đều được in dòng lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Các tác dụng của thực phẩm chức năng thường dừng ở mức hỗ trợ điều trị, không được coi như các loại thuốc điều trị bệnh trĩ. Bệnh nhân không thể dùng thay cho liều thuốc được bác sĩ kê đơn.
2.2. Thực phẩm chức năng trị bệnh trĩ: Nên tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng
Mỗi loại thực phẩm chức năng có sự khác nhau trong thành phần, bởi vậy khi sử dụng, cần đặc biệt lưu ý vấn đề “sử dụng có được không, có phù hợp với bệnh trạng không?”.
Các thực phẩm chức năng đa phần không có dược tính mạnh, tuy nhiên tốt hơn hết bệnh nhân vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Để quá trình điều trị diễn ra đảm bảo hiệu quả, người bệnh cần thăm khám xác định mức độ tổn thương, loại trĩ mà bệnh nhân đang gặp phải để lựa chọn giải pháp đảm bảo an toàn và hiệu quả. Sau đó, bên cạnh các loại thuốc được kê đơn, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.
3. Bệnh trĩ cần điều trị bằng các phương pháp chuyên khoa
Bệnh trĩ có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân được điều trị đúng hướng. Đặc biệt, việc điều trị sẽ đơn giản hơn nếu bệnh nhân đi thăm khám vào khoảng thời gian các triệu chứng chưa quá nặng.
Hiện nay, có những phương pháp điều trị bệnh trĩ rất phổ biến như sau:
3.1. Điều trị nội khoa dành cho bệnh nhân trĩ nhẹ
Bệnh trĩ có thể được điều trị bằng thuốc (nội khoa) ở giai đoạn nhẹ, thường là cấp độ 1 và một số trường hợp cấp độ 2 nhẹ. Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh sau đó chỉ định thuốc cho bệnh nhân sử dụng tại nhà. Thuốc giảm đau, hỗ trợ nhuận tràng và tăng cường độ bền cho tĩnh mạch là ba nhóm thuốc phổ biến trong điều trị triệu chứng bệnh trĩ. Việc kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ định sẽ giúp các triệu chứng giảm dần và khỏi bệnh.
Bệnh nhân cũng cần tuân thủ lịch tái khám để đánh giá tình trạng sau khi sử dụng thuốc và mức độ hồi phục.
3.2. Điều trị bằng can thiệp ngoại khoa dành cho bệnh nhân tiến triển và trở nặng
Để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như viêm loét, hoại tử và nhiễm trùng, điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng thường là các can thiệp ngoại khoa – phẫu thuật loại bỏ búi trĩ.
Hiện nay, một số phương pháp điều trị trĩ ở giai đoạn nặng rất hiệu quả có thể kể đến như:
Phương pháp cắt trĩ cổ điển Milligan Morgan – Ferguson với nguyên lý cắt từng búi trĩ một, sử dụng kỹ thuật cắt và khâu khéo léo để giảm tổn thương và xử lý gọn gàng búi trĩ.
Sử dụng súng Longo để loại bỏ búi trĩ: Súng khâu cắt tự động kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, sau đó cắt và khâu phần mạch máu cung cấp. Điều này khiến búi trĩ co nhỏ lại nhanh chóng, bệnh nhân có thể về sau 48 giờ.
Công nghệ Laser Diode—Tiêu trĩ không dao kéo: Phương pháp mới trong điều trị trĩ, sử dụng laser để loại bỏ mạch trĩ và làm nhỏ lại búi trĩ. Laser Diode không dùng dao mổ, giúp bệnh nhân “mổ trĩ như không mổ”. Đặc biệt, phương pháp này không gây đau đớn, không gây chảy máu, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Phương pháp này cũng đặc biệt hiệu quả cho những người mắc trĩ độ 2, độ 3.
4. Phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả: Có thể áp dụng những biện pháp nào?
Có thể phòng ngừa bệnh trĩ bằng những phương pháp đơn giản như sau:
– Áp dụng chế độ ăn nhiều chất xơ: Tăng cường sử dụng rau xanh, quả chín, ngũ cốc để tăng lượng chất xơ, giúp nhu động ruột ổn định và hạn chế táo bón.
– Uống đủ nước, có thể sử dụng nước ép trái cây để tăng cường vitamin cho cơ thể. Không nên sử dụng rượu bia hay nước có cồn.
– Tập luyện thể dục thể thao hợp lý, không ngồi quá lâu, không mang vác đồ quá nặng.
– Tránh tạo áp lực lên hậu môn bằng thói quen đại tiện lâu, rặn mạnh khi đại tiện.
– Ngoài ra, cần giữ gìn vệ sinh khu vực hậu môn.
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ cũng như một số điều cần biết về thực phẩm chức năng trị bệnh trĩ. Hy vọng những thông tin này giúp bạn hiểu rõ bệnh và có phương án phòng ngừa – điều trị hợp lý.