Làm thế nào để chữa hôi miệng là điều không ít người băn khoăn. Trên thực tế, hôi miệng do rất nhiều nguyên nhân và để chấm dứt tình trạng này cần tìm ra nguyên nhân chính xác.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây tình trạng hôi miệng
Khi bị hôi miệng, nhiều người nghĩ rằng do gặp vấn đề về răng miệng. Nhưng trên thực tế, hôi miệng có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề khác nhau như:
1.1.Thực phẩm ăn uống hàng ngày
Thực phẩm ăn uống hàng ngày là nguyên nhân phổ biến gây ra hôi miệng.
– Khoang miệng có hàng trăm loại vi khuẩn khác nhau, trong đó không ít vi khuẩn sống bằng những mảng bám thức ăn còn sót lại sau mỗi bữa ăn của chúng ta. Khi răng miệng không được vệ sinh sau mỗi bữa ăn, các vi khuẩn sẽ “tiêu hóa” nốt những thức ăn này và sản sinh ra các “khí thải” gây nên mùi hôi thối. Đồng thời các mảnh vụn thức ăn này cũng có cơ chế tự phân hủy gây nên mùi tương tự.
– Sử dụng các thức ăn chứa tinh dầu đặc trưng như hành, tỏi,…. có thể gây ra mùi hôi miệng. Chính vì thế, sau khi ăn những món ăn chứa nhiều thực phẩm này, hãy chú ý vệ sinh răng miệng.
1.2. Các vấn đề liên quan tới nha khoa
Vệ sinh răng miệng kém còn là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh lý răng miệng. Người bị sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu thường có hơi thở hôi bởi sự hoạt động mạnh mẽ của các vi khuẩn gây viêm, sâu răng.
Nguyên nhân chính gây sâu răng bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng không tốt, tạo điều kiện cho hệ vi khuẩn phát triển, tiết ra các khí thải như hydrogen sulfide gây mùi trứng thôi đặc trưng.
1.3. Tình trạng khô miệng
Khô miệng là tình trạng thiếu nước bọt làm ẩm trong khoang miệng, thường xảy ra phổ biến trong khi ngủ. Nước bọt chứa nhiều emzym và các vi khuẩn có lợi giúp miệng trở nên sạch sẽ và loại bỏ các phần tử gây mùi. Khi thiếu nước bọt, khô miệng, các phần tử này không được loại trừ dẫn đến hơi thở có mùi, miệng hôi. Điều này lý giải tại sao sau khi ngủ dậy nhiều người bị hôi miệng.
Ngoài tình trạng khô miệng tự nhiên, một số người bị khô miệng do mắc bệnh lý về tuyến nước bọt.
1.4. Các bệnh lý tai mũi họng
Các bệnh lý về tai mũi họng cũng là một trong các nguyên nhân gây nên hội chứng hôi miệng. Các dịch viêm từ các ổ viêm nhiễm, các ổ nhiễm trùng gây nên mùi hôi:
– Viêm xoang mũi.
– Dị tật khoang miệng, mũi do tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sản.
– Do các ổ viêm amidan hốc mủ hoặc có các hạt sỏi amidan.
– Dị vật đường thở mắc trong mũi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
1.5. Các bệnh lý khác
Khoang miệng thông là đường vào của tất cả các thực phẩm trước khi xuống đường tiêu hóa, bài tiết và tiết niệu. Chính bởi thế, khi hệ tiêu hóa, bài tiết,…bị tổn thương đều có thể gây nên dấu hiệu miệng hôi. Theo thống kê, 10% hôi miệng xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:
– Người gặp hội chứng trào ngược dạ dày thực quản,…. gây nên mùi chua, hôi.
– Người mắc các bệnh về tiểu đường, suy thận hoặc suy gan,… khiến hơi thở hôi tanh.
– Người bị hội chứng tắc ruột thấp.
Ngoài ra, ở một số bệnh nhân trong quá trình điều trị các bệnh lý về huyết áp, thần kinh hay đường tiết niệu có thể sử dụng một số loại thuốc gây tác dụng phụ là giải phóng các chất gây mùi khiến khoang miệng có mùi khó chịu.
1.6. Thói quen hút thuốc lá
Thuốc lá chứa nicotin và hàng trăm chất độc hại khác. Khi hút thuốc lá, các chất này sẽ bám sâu vào trong phổi và đường khí quản, khoang miệng và gây hại tới sức khỏe. Không chỉ thế, các chất này dần dần còn gây ra những mùi khó chịu cho cơ thể và các vấn đề răng miệng.
2. Nhận biết tình trạng hôi miệng
Không khó để phát hiện bản thân có bị hôi miệng hay không. Bạn có thể sử dụng một số mẹo dưới đây để biết được điều này:
– Tự cảm nhận thông qua úp bàn tay vào miệng rồi ngửi mùi hơi thở phả ra.
– Sử dụng chỉ tơ nha khoa sau khi vệ sinh răng và ngửi mùi.
– Nhận biết thông qua nhờ người giám định cảm nhận bằng cách thay đổi thở bằng miệng và thở bằng mũi. Với cách này, bạn còn xác định được mùi hôi phát ra từ miệng hay từ cả miệng và mũi.
Bên cạnh đó, bạn có thể tới các địa chỉ răng hàm mặt để đo độ hôi miệng bằng dụng cụ chuyên dụng để biết mức độ hôi miệng.
3. Làm thế nào để chữa hôi miệng?
Điều trị hôi miệng hiệu quả cần xác định được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng hôi miệng: Hôi miệng do vệ sinh răng miệng dễ dàng khắc phục khi cải thiện vệ sinh răng miệng hàng ngày. Hôi miệng do sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,…. sẽ được cải thiện khi bệnh răng miệng được chữa khỏi. Hôi miệng do các vấn đề tiêu hóa ngoài điều trị nguyên nhân cần lựa chọn thực phẩm phù hợp khi ăn uống…
Ngoài ra, để giảm nhanh chóng và hỗ trợ hiệu quả điều trị hôi miệng, bạn cần:
– Vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn 30 phút và ngưng ăn vặt các đồ ăn chứa nhiều đường, tinh bột là cách tốt nhất hạn chế tối đa hôi miệng phát triển.
– Uống nhiều nước. Uống nhiều nước giúp “cấp ẩm” hiệu quả cho cơ thể từ trong ra ngoài, đồng thời giảm nhanh các mùi khó chịu từ khoang miệng.
– Súc miệng nước muối sinh lý. Biện pháp này không chỉ giải quyết nhanh chóng hôi miệng tạm thời mà còn là phương pháp giúp bảo vệ và hỗ trợ điều trị bệnh lý tai mũi họng, răng miệng hiệu quả.
– Sử dụng một số thực phẩm như sữa chua, mật ong, chanh,… có tác dụng diệt khuẩn tự nhiên. Bạn có thể tham khảo một số thực phẩm này để loại trừ số lượng vi khuẩn có hại không nhỏ có trong khoang miệng và đường tiêu hóa.
4. Một số biện pháp giúp ngừa hôi miệng hiệu quả
Người mắc chứng hôi miệng thường mất tự tin và không đạt hiệu quả trong giao tiếp. Thậm chí đây còn là nguyên nhân khiến người xung quanh khó lại gần. Chính vì vậy việc phòng ngừa hôi miệng vô cùng quan trọng giúp cho hơi thở luôn tươi mát. Bạn có thể áp dụng ngay các mẹo nhỏ sau đây để bảo vệ hơi thở thơm tho của mình:
– Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng, đặc biệt là sau khi ăn đồ ngọt, các đồ ăn nặng mùi.
– Làm sạch các kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa ít nhất 2-3 lần mỗi ngày.
– Duy trì cạo vôi răng hàng năm.
– Luôn duy trì sức khỏe răng miệng, thăm khám nha sĩ khi có dấu hiệu sâu răng, viêm lợi hay viêm nha chu.
– Điều trị dứt điểm các bệnh lý về tiêu hóa, hô hấp,…. có thể gây ra hôi miệng.
– Không hút thuốc lá.
– Luôn uống đủ nước. Có thể sử dụng kẹo cao su không đường để giúp miệng tiết nước bọt thường xuyên, tránh khô miệng.
Trên đây là những thông tin tổng hợp giúp bạn trả lời thắc mắc làm thế nào để chữa hôi miệng cũng như phòng ngừa vấn đề này. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn có một hơi thở thơm tho, giúp bạn tự tin trong giao tiếp.