Hà Nội: Chữa hôi miệng ở đâu
Hôi miệng, tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây ra sự e ngại, khó khăn trong giao tiếp và việc điều trị dứt điểm thường không đơn giản. Khám và chữa hôi miệng ở đâu để chấm dứt tình trạng trên một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới bài viết này các bạn nhé!
1. Sơ lược về bệnh hôi miệng
Hôi miệng có biểu hiện như hơi thở có mùi hôi, khó chịu. Tỉ lệ những người mắc bệnh này chiếm 40% dân số. Bệnh không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh e ngai, mất tự tin khi giao tiếp. Hơi thở có mùi là do sự kết hợp của nhiều loại hợp chất lưu huỳnh, trong đó có những loại quen thuộc như H2S, CH3SH và CH3CH3, gây ra những mùi khó chịu như trứng thối, mùi tỏi, hoặc mùi khó chịu khác.
Biết rõ nguyên nhân gây ra hôi miệng sẽ giúp bạn tìm được cách điều trị và địa chỉ chữa hôi miệng ở đâu hiệu quả nhất.
2. Nguyên nhân gây ra hôi miệng
2.1 Hôi miệng do nguồn gốc răng miệng
– Vi khuẩn trong khoang miệng: Khoang miệng có tới hơn 600 loại vi khuẩn, trong đó gây ra mùi hôi có đến hơn chục loại. Mùi hôi được tạo ra bởi quá trình phân hủy liên tục tế bào protein và acid amin – nguyên nhân gây ra hôi miệng. Khi không được vệ sinh sạch sẽ có nhiều vùng trong khoang miệng dễ gây ra mùi hôi như: kẽ răng, vùng dưới lợi, răng giả…
– Viêm lợi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hôi miệng. Viêm lợi (hay còn gọi là viêm nướu) là tình trạng viêm nhiễm ở mô nướu xung quanh răng, thường do sự tích tụ của mảng bám và vi khuẩn. Vi khuẩn trong mảng bám này phân hủy thức ăn thừa, tạo ra các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi, gây ra tình trạng hôi miệng.
– Sâu răng: Do vệ sinh răng miệng kém dẫn đến vi khuẩn tích tụ trên răng.
– Lưỡi: Bề mặt của lưỡi là nơi cư trú cho nhiều vi khuẩn sinh sôi, tạo ra các chất gây mùi. Đặc biệt, phía sau lưỡi chứa số lựa vi khuẩn lớn. Đây là vùng ít
nước bọt và môi trường khô tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, chúng sinh sôi trên thức ăn còn sót lại, dịch mũi và các tế bào chết. Vì vậy 80% – 90% nguyên nhân gây ra hôi miệng có liên quan trực tiếp đến lưỡi.
2.2 Hôi miệng do nguồn gốc ngoài răng miệng
– Vấn đề từ hệ hô hấp: Những vấn đề như nhiễm trùng, viêm phổi, polyp mũi hoặc viêm xoang có thể tạo ra mùi hôi
– Amidan: Khi amidan bị thoái hóa, các cấu trúc của nó có thể bị vôi hóa, dẫn đến hình thành sỏi amidan, và sỏi này là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng
– Các bệnh lý thực quản, bao gồm thoát vị thực quản và trào ngược dạ dày, có thể gây ra tình trạng axit dạ dày trào lên thực quản, đôi khi kèm theo hiện tượng ợ hơi, ợ chua và hơi thở có mùi.
3. Chữa hôi miệng ở đâu tại Hà Nội để điều trị hiệu quả
3.1 Nếu nguyên nhân gây hôi miệng có nguồn gốc từ răng miệng thì khám và chữa hôi miệng ở đâu
Nếu bạn không mắc các bệnh lý dạ dày hay thực quản, bạn nên ưu tiên khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Răng hàm mặt tại các bệnh viện.
Khoa Răng Hàm Mặt tại Hệ thông y tế Thu Cúc (TCI) khám và điều trị các bệnh lý răng miệng, bao gồm cả hôi miệng. Với đội ngũ bác sĩ giỏi và ứng dụng các phương pháp điều trị, máy móc hiện đại, TCI luôn mang đến chất lượng điều trị tốt nhất cho khách hàng.

3.2 Chữa hôi miệng ở đâu nếu nguyên nhân không phải do răng miệng
Việc tìm ra căn nguyên của chứng hôi miệng là bước đầu, nhưng để điều trị dứt điểm, việc thăm khám và điều trị chuyên khoa là không thể bỏ qua.
Khi không tìm ra nguyên nhân gây bệnh, nên khám theo các khu vực của đường hô hấp, bắt đầu từ mũi, vòm họng, các răng sâu, amidan, sau đó là đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày…). Việc chữa trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp loại bỏ hôi miệng, mang lại sự tự tin trong giao tiếp.
Bên cạnh việc tập trung điều trị các nguyên nhân trực tiếp gây hôi miệng, bạn có thể kết hợp với các phương pháp chăm sóc và giảm mùi hôi miệng tại nhà.
4. Những lời khuyên chữa hôi miệng tại nhà
4.1 Chăm sóc sức khỏe răng miệng
– Đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên rất hiệu quả trong việc giảm hôi miệng vì mảng bám và thức ăn thừa tích tụ trong kẽ răng là nơi vi khuẩn gây mùi phát triển. Chải răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa, giúp hơi thở thơm tho hơn.
– Súc miệng: Sử dụng nước súc miệng hàng ngày là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để cải thiện hơi thở, ngăn ngừa hôi miệng và bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.

– Cạo lưỡi: Đa số vi khuẩn gây hôi miệng sống trên lưỡi, đặc biệt ở lớp phủ. Để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, hãy nhẹ nhàng chải lưỡi sau khi đánh răng. Nghiên cứu cho thấy việc làm sạch lưỡi sau khi đánh răng có thể tăng hiệu quả khử mùi hôi miệng lên hơn 70%.Nếu bàn chải thông thường không hiệu quả, hãy dùng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch tốt hơn, giúp loại bỏ vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn và tế bào chết, cải thiện hơi thở hiệu quả.
– Bệnh nướu răng: Hôi miệng có thể xuất phát từ vi khuẩn gây viêm nhiễm ở chân răng. Khi bệnh nướu răng (viêm nha chu) tiến triển, các túi viêm hình thành, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây mùi. Hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và điều trị.
4.2 Xây thói quen ăn uống và sinh hoạt tốt
– Để tránh hơi thở có mùi sau khi ăn, hãy hạn chế thực phẩm có mùi mạnh như hành, tỏi. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, các chất gây mùi từ những thực phẩm này có thể xâm nhập vào máu và phổi, gây ra hơi thở có mùi khó chịu. Thay vào đó, bạn có thể ăn táo hoặc các loại thực phẩm giòn (cà rốt, cần tây…) để loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn. Ngoài ra, việc bổ sung lợi khuẩn (như sữa chua, kim chi) cũng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm thiểu vi khuẩn gây hôi miệng.

– Làm ẩm miệng:
Nước bọt đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ răng miệng. Nó giúp làm sạch mảng bám và loại bỏ thức ăn thừa, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng và hôi miệng. Nếu bạn cảm thấy khô miệng, có một số biện pháp bạn có thể áp dụng để cải thiện tình trạng này: Uống đủ nước trong ngày, nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo cứng không đường, và sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm.
– Nhai kẹo cao su:
Nhai kẹo cao su không đường là một cách hiệu quả để cải thiện hơi thở. Kẹo cao su không đường kích thích tiết nước bọt, giúp bảo vệ răng khỏi axit mảng bám, nguyên nhân gây sâu răng và hôi miệng. Ngoài ra, kẹo cao su còn giúp loại bỏ thức ăn thừa và có đặc tính kháng khuẩn nhờ xylitol.
Ở người lớn, nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu xuất phát từ khô miệng, một số loại thực phẩm, vệ sinh răng miệng không tốt. Hy vọng những thông tin từ bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa chứng hôi miệng và giải đáp phần nào câu hỏi chữa hôi miệng ở đâu.