Khó thở nuốt nghẹn: Cảnh báo ung thư thực quản đến rất gần!

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Minh Hương

Bác sĩ Ung Bướu

Khó thở nuốt nghẹn là một trong những triệu chứng điển hình của ung thư thực quản. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan bỏ qua dấu hiệu này, dẫn đến việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mối liên hệ giữa tình trạng khó thở nuốt nghẹn và nguy cơ mắc ung thư thực quản, giúp bạn đọc nâng cao nhận thức và chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.

1. Mối liên hệ giữa khó thở nuốt nghẹn và ung thư thực quản

Khó thở nuốt nghẹn là một trong những triệu chứng đặc trưng, dễ nhận biết ở người bệnh ung thư thực quản.

Ung thư thực quản là loại ung thư phát triển trong ống dẫn thức ăn nối liền họng với dạ dày. Đây là một trong những loại ung thư phổ biến và nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Khó thở nuốt nghẹn là triệu chứng ung thư thực quản điển hình

Khó thở nuốt nghẹn là triệu chứng ung thư thực quản điển hình

Y học hiện đại chia ung thư thực quản thành hai loại chính, dựa trên vị trí biểu hiện bệnh:

– Ung thư biểu mô tế bào vảy: Thường xuất hiện ở phần trên và giữa của thực quản.

– Ung thư biểu mô tuyến: Thường phát triển ở phần dưới của thực quản, gần chỗ nối với dạ dày.

Dù bị ung thư biểu mô tuyến hay biểu mô tế bào vảy, người bệnh đều gặp tình trạng khó nuốt và bị mắc kẹt thức ưng ở cổ họng hoặc lồng ngực. Bên cạnh đó, đôi khi họ còn đau và rát cổ khi nuốt. Lý do là vì:

– Khối u phát triển làm chèn ép và thu hẹp lòng thực quản.

– Hiện tượng viêm, sưng tấy do quanh khối u cũng.

– Thực quản bị rối loạn chức năng co bóp.

Mức độ khó thở nuốt nghẹn thường tăng dần theo thời gian, từ khó nuốt thức ăn đặc đến cả thức ăn lỏng và nước. Đây là dấu hiệu cảnh báo quan trọng cần được chú ý và thăm khám kịp thời.

2. Các triệu chứng khác đi kèm với khó thở nuốt nghẹn

Ngoài khó thở và nghẹn, ung thư thực quản còn có thể gây ra nhiều triệu chứng khác:

– Đau ngực hoặc vùng sau xương ức

– Ho khan kéo dài

– Nôn hoặc ho ra máu

– Ợ nóng, trào ngược dạ dày

– Sụt cân không rõ nguyên nhân

– Khàn tiếng

– Mệt mỏi, chán ăn.

Khi xuất hiện khó thở nuốt nghẹn kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng trên, bạn có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao. Để xác định chính xác bệnh, bạn nên đến bệnh viện để khám từ sớm, tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ.

3. Phân biệt khó thở nuốt nghẹn do bệnh khác

Khó thở nuốt nghẹn là dấu hiệu điển hình của ung thư thực quản nhưng cũng là biểu hiện của một số bệnh khác:

Nhiều trường hợp nuốt nghẹn và khó thở do các nguyên nhân khác

Nhiều trường hợp nuốt nghẹn và khó thở do các nguyên nhân khác

– Tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), co thắt thực quản, thực quản xơ hóa hoặc viêm, có túi thừa thực quản.

– Bệnh lý thần kinh cơ.

So với ung thư thực quản thì các bệnh này ít nguy hiểm hơn. Để phân biệt chính xác nguyên nhân gây khó thở và nghẹn khi nuốt, bạn cần được thực hiện các xét nghiệm và thăm dò chức năng chuyên sâu như:

– Nội soi thực quản tìm vị trí và hình ảnh khối u

– Chụp X-quang vùng thực quản (có cản quang) xác định sự xuất hiện của khối u

– Sinh thiết mô tìm tế bào ung thư

– Chụp CT hoặc MRI vùng ngực, bụng.

Xét nghiệm máu tìm dấu ấn của ung thư thực quản.

4. Điều trị, phòng ngừa ung thư thực quản, giảm khó thở nuốt nghẹn

4.1. Loại bỏ tình trạng khó thở nuốt nghẹn do ung thư thực quản

Để loại bỏ tình trạng khó thở và nghẹn do ung thư thực quản, cách tốt nhất là loại bỏ khối u. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh cụ thể, vị trí của khối u và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các biện pháp sau:

– Phẫu thuật loại bỏ u: Bác sĩ tiến hành gây mê toàn thân, mổ tại vị trí khối u, xác định kích thước khối u và cắt bỏ thực quản chứa khối u đó cùng một phần mô xung quanh. đồng thời loại bỏ hạch bạch huyết lân cận. Sau đó tái tạo đường tiêu hóa bằng cách nối phần thực quản còn lại với dạ dày. Cuối cùng, bác sĩ đặt ống dẫn lưu và đóng vết mổ.

– Xạ trị: Sử dụng tia bức xạ năng lượng cao tiêu diệt hoặc thu nhỏ khối u ở giai đoạn muộn. Phương pháp này cần thực hiện hàng ngày và kéo dài vài tuần.

– Hóa trị: Dùng thuốc hóa trị (Cisplatin, 5-FU) để tiêu diệt các tế bào ung thư đang phân chia nhanh chóng nhằm kiểm soát sự phát triển của khối u giai đoạn muộn.

– Liệu pháp miễn dịch: Sử dụng các thuốc ức chế kiểm soát miễn dịch như PD-1, PD-L1, liệu pháp kháng nguyên khiêm (CAR-T) hoặc vắc xin ung thư để kích thích miễn dịch của cơ thể nhận diện và tấn công tế bào ung thư.

– Điều trị đích: Sử dụng thuốc ức chế EGFR (kháng đơn Cetuximab và Panitumumab) hoặc HER2 (Trastuzumab), kết hợp với hóa trị để cải thiện hiệu quả.

Khối u thực quản có thể điều trị bằng nhiều cách

Khối u thực quản có thể điều trị bằng nhiều cách

4.2. Phòng ung thư thực quản

Ung thư thực quản gây khó nuốt, nuốt nghẹn xuất hiện chủ yếu do bạn thừa cân, béo phì, uống rượu bia, hút thuốc nhiều, ăn nhiều thịt đỏ hoặc nhiễm khuẩn H.pylori… Để giảm nguy cơ mắc, bạn nên:

– Tránh xa khu vực có khói thuốc lá và nói không với thuốc lá, rượu bia.

– Xây dựng chế độ ăn và luyện tập đều đặn hàng ngày để duy trì cân nặng ở mức tốt.

– Tăng ăn rau, củ, quả sạch, hạn chế thịt đỏ, đồ chế biến sẵn.

– Nếu bị trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,… cần khám và điều trị ngay.

Khám sức khỏe định kỳ.

Khó thở nuốt nghẹn là dấu hiệu điển hình và dễ nhận biết, cảnh báo nguy cơ ung thư thực quản cận kề. Tuy nhiên, đây cũng là biểu hiện thường thấy ở nhiều bệnh lý khác. Khi gặp tình trạng này, đặc biệt là trong thời gian dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác, bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm ung thư thực quản sẽ giúp tăng đáng kể cơ hội điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI hợp tác với các bác sĩ Singapore, phát triển khoa ung bướu Singapore, giúp hàng nghìn bệnh nhân ung thư cải thiện sức khỏe hữu hiệu nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Nếu bạn thấy khó thở và nghẹn, nghi ngờ mắc ung thư thực quản, hãy đến khoa ung bướu Singapore TCI kiểm tra ngay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital