Ngày nay, khám sức khỏe hôn nhân là một trong những việc quan trọng cần làm của nhiều cặp đôi trước khi về chung một nhà. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn trẻ cảm thấy xa lạ với khái niệm này. Vậy khám sức khỏe hôn nhân là gì? Cần lưu ý điều gì trước khi thực hiện thăm khám? Lựa chọn địa chỉ y tế nào để gửi niềm tin? Đây là những thắc mắc chung của rất nhiều cặp đôi đang đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân.
Menu xem nhanh:
1. Khám sức khỏe hôn nhân và những lợi ích to lớn
1.1. Khám sức khỏe hôn nhân là gì?
Khám sức khỏe hôn nhân chính là kết hợp của khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản.
Hoạt động này giúp đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe của những cặp đôi sắp cưới. Bạn và bạn đời tương lai sẽ được làm các xét nghiệm, thăm khám chuyên khoa,… Từ đó có cái nhìn rõ hơn về sức khỏe của cả hai cũng như phát hiện được những nguy cơ tiềm ẩn và kịp thời ngăn chặn.
1.2. Những lợi ích to lớn khám sức khỏe hôn nhân mang lại
Đối với những cặp đôi đang đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân, khám tiền hôn nhân là cực kì cần thiết. Những lợi ích to lớn mà quá trình này đem lại bao gồm:
– Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn và bạn đời. Từ đó lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
– Phát hiện kịp thời các bệnh truyền nhiễm. Có thể kể đến viêm gan B, C, HIV,… Nếu một trong hai người mắc phải sẽ rất dễ lây nhiễm cho người còn lại.
– Hiểu rõ về yếu tố di truyền của bản thân. Đánh giá nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo ở con cái. Từ đó có những biện pháp xử trí phù hợp. Trong trường hợp xấu, bác sĩ có thể tìm giải pháp sàng lọc thai nhi. Bạn cũng chuẩn bị tâm lý, dự phòng được bệnh tật khi con ra đời. Đây có thể coi là bước đầu trong việc nâng cao chất lượng dân số.
– Học cách phòng tránh những bệnh liên quan đến tình dục.
– Được bác sĩ tư vấn, chuẩn bị kiến thức và tâm lý cho đời sống hôn nhân. Nếu muốn có con sớm, bác sĩ sẽ tư vấn bạn về chế độ dinh dưỡng hợp lý, lộ trình tiêm vắc xin để sẵn sàng cho hành trình sinh đẻ an toàn.
2. Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị đi khám sức khỏe hôn nhân
2.1. Thời điểm thăm khám thích hợp nhất
Trên thực tế, đúng như tên gọi, các cặp đôi chỉ đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi chuẩn bị kết hôn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể đi khám sớm để sàng lọc các vấn đề sức khỏe sinh sản.
Theo khuyến cáo từ chuyên gia y tế, thời điểm đẹp nhất để các cặp đôi đi khám tiền hôn nhân là khoảng 3-6 tháng trước hôn lễ. Đặc biệt khi bạn có ý định sinh con ngay sau khi cưới thì đây là thời điểm thích hợp nhất.
Bạn không nên đi khám quá gần ngày cưới. Việc sắp xếp đi khám trước một khoảng thời gian giúp bạn có đủ thời gian để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc hôn nhân của mình.
2.2. Danh mục khám
3 danh mục khám chính mà bạn sẽ cần thực hiện là khám lâm sàng tổng quát, lấy mẫu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
Khám lâm sàng – bước thăm khám đầu tiên
Bao gồm những bước kiểm tra sức khỏe chung như
– Trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh lý.
– Đo huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt,…
– Kiểm tra chỉ số thể lực bao gồm chiều cao, cân nặng, BMI,…
– Quan sát, kiểm tra tổng quát các bộ phận, cơ quan trong cơ thể.
– Khám phụ khoa (nữ giới) và khám nam khoa (nam giới).
Quá trình lấy mẫu để thực hiện các xét nghiệm
Quá trình này bao gồm xét nghiệm máu và nước tiểu.
Với xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác nhau như
– Công thức máu, sinh hóa máu.
– Đường huyết, cholesterol máu, acid uric.
– Viêm gan B, viêm gan C,…
Từ đó phát hiện các bệnh lý gan, thận, tiết niệu, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường,…
Với xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ phát hiện các bệnh lý thận, sinh dục, tiết niệu…
Với nữ giới: Thực hiện test nhanh chlamydia. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm khiến nữ giới khó có con.
Với nam giới: Thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ. Từ đó đánh giá, tiên lượng khả năng sinh sản, thụ thai tự nhiên.
Chẩn đoán hình ảnh – danh mục cuối và quan trọng nhất
Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được thực hiện là chụp X-quang, siêu âm ổ bụng tổng quát.
Chụp X-quang tim phổi giúp phát hiện các bất thường và bệnh lý ở phổi, trung thất.
Phương pháp siêu âm giúp phát hiện
– Một số bệnh lý các tạng trong ổ bụng (gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng).
– Một số bệnh lý tuyến vú.
– Một số bệnh lý tuyến giáp.
– Bất thường ở tử cung phần phụ.
– Đánh giá tình trạng tinh hoàn như kích thước, các bệnh lý bất thường.
2.3. Những bước chuẩn bị, giấy tờ cần thiết trước buổi thăm khám
Về các bước chuẩn bị:
– Nhịn ăn sáng để kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
– Nữ giới không nên thực hiện thăm khám khi đang trong kì kinh nguyệt.
– Không quan hệ tình dục trước buổi thăm khám ít nhất 3 ngày.
– Không sử dụng đồ uống có cồn, có gas hoặc nước ngọt, chè, cà phê,…
– Uống nhiều nước lọc, nhịn tiểu trước khi thực hiện siêu âm.
– Mặc trang phục thoải mái, dễ vận động. Không sử dụng quá nhiều trang sức, phụ kiện.
– Cung cấp cho bác sĩ, nhân viên y tế bệnh sử, tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
– Chuẩn bị sẵn những câu hỏi để bác sĩ giải đáp. Bạn có thể viết ra một tờ giấy để không quên. Đảm bảo khi ra về bạn đã có câu trả lời cho những vấn đề của mình.
Về giấy tờ:
– Mang theo chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
– Mang kèm thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nếu có.
– Mang theo số khám bệnh, đơn thuốc từ những lần thăm khám sức khỏe trước.
– Nếu đang sử dụng thuốc hãy mang và báo cho bác sĩ, nhân viên y tế.
2.3. Địa chỉ thăm khám uy tín
Một địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả buổi khám của bạn. Hãy cẩn thận lựa chọn để tìm ra địa chỉ phù hợp nhất.
Nếu bạn vẫn đang phân vân thì đừng bỏ qua Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI nhé. Quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại và không gian thăm khám chuẩn 5 sao, Thu Cúc TCI mong muốn được đồng hành cùng bạn trong hành trình xây dựng tổ ấm hạnh phúc.
Đặc biệt, Thu Cúc TCI đã triển khai gói khám sức khỏe tiền hôn nhân với đầy đủ danh mục thăm khám và chi phí hợp lý. Đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo các cặp không thể bỏ qua.
Để biết thêm chi tiết về gói khám tiền hôn nhân tại Thu Cúc TCI, vui lòng liên hệ hotline chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ miễn phí.