Hôi miệng ở trẻ em: nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Miệng trẻ có mùi hôi khó chịu dù được vệ sinh răng miệng hàng ngày khiến các bà mẹ lo lắng, không biết xử trí như thế nào. Bài viết dưới đây đề cập đến các nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em và cách xử lý.

1.Những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em. Chữa hôi miệng ở trẻ em cần căn cứ vào nguyên nhân gây hôi miệng. Theo đó, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở nha khoa uy tín để xác định nguyên nhân và được chỉ định phương pháp xử lý phù hợp.

Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em. Chữa hôi miệng ở trẻ em cần căn cứ vào nguyên nhân gây hôi miệng.

Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em. Chữa hôi miệng ở trẻ em cần căn cứ vào nguyên nhân gây hôi miệng.

Hôi miệng ở trẻ do không đảm bảo vệ sinh răng miệng: Đây là nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Việc vệ sinh răng miệng kém khiến các phần thức ăn thừa bám ở kẽ răng, ở lợi, trên lưỡi hay bề mặt amiđan ở dưới họng không được lấy đi là điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, gây nên hiện tượng hơi thở có mùi khó chịu.
Hôi miệng ở trẻ em 70% là do các bệnh về răng lợi như: Sâu răng, các bệnh nướu răng…

Hôi miệng ở trẻ em 70% là do các bệnh về răng lợi như: Sâu răng, các bệnh nướu răng...

Hôi miệng ở trẻ em 70% là do các bệnh về răng lợi như: Sâu răng, các bệnh nướu răng

Hôi miệng ở trẻ em do khô miệng: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên chứng hôi miệng. Ở trẻ nhỏ, hôi miệng do khô miệng thường gặp ở các bé thở bằng đường miệng do đang bị ngạt mũi.
Hôi miệng ở trẻ em còn có nguyên nhân từ dị vật. Theo đó, các dị vật như: hột đậu, đỗ… vô tình bị nhét vào mũi trong quá trình vui chơi của trẻ nhỏ có thể khiến hơi thở bị hôi.
Các bệnh như viêm xoang, viêm amiđan hoặc dị ứng theo mùa có thể gây hôi miệng ở trẻ em. Ngoài ra, hiện tượng chào ngược dạ dày hoặc nôn trớ cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Trẻ ăn những thực phẩm nặng mùi (tỏi, hành) cũng sẽ gây hôi miệng.

2.Hôi miệng ở trẻ em xử lý như thế nào?

Theo các bác sĩ, để xử lý dứt điểm chứng hôi miệng ở trẻ em, chúng ta cần xác định được nguyên nhân gây hôi miệng là gì?Sau khi xác định rõ nguyên nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định các cách thức xử lý phù hợp nhất với từng trường hợp. Để biết chính xác nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần đưa con em mình đến khám tại các cơ sở răng hàm mặt uy tín để được khám và chẩn đoán bởi bác sĩ.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách giúp khắc phục chứng hôi miệng ở trẻ em hữu hiệu. Các bậc phụ huynh cần để ý xem con mình đã đánh răng đúng cách hay chưa? Loại kem đánh răng, bàn chải đánh răng có phù hợp với trẻ không?Tập cho trẻ thói quen đánh răng hàng ngày (trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng). Các bà mẹ cũng nên chú ý đến việc vệ sinh bề mặt lưỡi cho trẻ.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách giúp khắc phục chứng hôi miệng ở trẻ em hữu hiệu.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách giúp khắc phục chứng hôi miệng ở trẻ em hữu hiệu.

Trẻ bị hôi miệng cần tránh ăn những thức ăn có mùi mạnh. Các bậc phụ huynh cần cho trẻ đi kiểm tra răng định kỳ để kịp thời điều trị…
Chuyên khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang khám và điều trị tất cả các bệnh lý nha khoa tổng quát, trong đó có bệnh hôi miệng. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất khang trang tiện nghi, khám và điều trị các bệnh lý răng miệng cho trẻ tại đây các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital