Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Xét nghiệm » Xét nghiệm RF là gì?

Phan Thụy Xét nghiệm Đã hỏi: Ngày 11/03/2021

Xét nghiệm RF là gì?

Tôi được biết muốn xét nghiệm có viêm khớp hay không thì cần xét nghiệm RF. Vậy bác sĩ có thể làm rõ hơn về loại xét nghiệm này không? Xin cảm ơn

0 bình luận 2.122 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Thạc sĩ Y học, Bác sĩ Lại Thị Kim Hòa Đã trả lời: Ngày 11/03/2021
Xét nghiệm

Chào bạn!
Xét nghiệm RF là một loại xét nghiệm mang cả tính chất định tính và định lượng những yếu tố dạng thấp có trong huyết thanh. Xét nghiệm này được ứng dụng trong chẩn đoán và đánh giá một cách chính xác nhất tình trạng bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp hay hội chứng Sjogren.
Một người khỏe mạnh bình thường sẽ có chỉ số RF đạt khoảng 12U/ml. Khi vượt qua ngưỡng này thì sự phá hủy các tế bào trong cơ thể sẽ diễn ra và gia tăng mạnh. Đây là thời điểm thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren.
Tuy nhiên, có trường hợp người bệnh không mắc những bệnh lý trên cũng có thể có chỉ số RF vượt ngưỡng quá 12U/ml. Nguyên nhân có thể là do họ đang gặp những vấn đề liên quan đến gan, phổi và thận.

Người bệnh sẽ cần thực hiện xét nghiệm RF khi có một trong những triệu chứng sau:
– Nhiều vùng khớp xuất hiện tình trạng sưng đau bất thường, kéo dài nhiều ngày mà không rõ nguyên nhân. Nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột.
– Vận động khó khăn hoặc liên tục đau nhức khi di chuyển, thay đổi tư thế.
– Cơ thể thường xuyên mệt mỏi kèm theo hiện tượng sốt nhẹ, thậm chí là sụt cân.
Xét nghiệm RF thường được bác sĩ thực hiện nhiều lần ở những thời điểm khác nhau để đảm bảo tính chính xác. Đồng thời, nó cũng được kết hợp cùng với một số xét nghiệm tự miễn dịch và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm RF
Theo nghiên cứu, một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm RF của người bệnh, gồm:
– Ảnh hưởng của thuốc: Người đang sử dụng các loại thuốc chống viêm hoặc chống đông máu (aspirin, steroid,..)có thể làm thay đổi chỉ số RF khi xét nghiệm.
– Tuổi tác: Người cao tuổi thường có chỉ số RF cao hơn mức bình thường do ảnh hưởng của quá trình lão hóa xương khớp.
– Yếu tố bệnh lý: Người mắc các bệnh lý về gan, phổi, béo phì, huyết thanh đục thường có chỉ số RF cao khi xét nghiệm.
– Vừa tiêm vắc xin phòng bệnh hoặc truyền máu: Việc làm này khiến chỉ số RF thay đổi đáng kể so với giá trị bình thường của cơ thể.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm RF là gì cũng như ý nghĩa của nó đối với bệnh viêm khớp dạng thấp. Hy vọng đã giúp bạn tìm kiếm được những thông tin cần thiết. Chúc bạn luôn vui khỏe!

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital