Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Tim mạch » Vớ y khoa có tác dụng gì trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Huế Trần Tim mạch Đã hỏi: Ngày 19/05/2021

Vớ y khoa có tác dụng gì trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Tôi mới được chẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch chân. Có anh bạn khuyên tôi nên mua vớ y khoa và mang hằng ngày. Như vậy có tác dụng gì trong điều trị bệnh này thưa bác sĩ?

8 bình luận 4.060 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh Đã trả lời: Ngày 19/05/2021
Tim mạch

Chào bạn,

Suy tĩnh mạch chân là một hiện tượng phổ biến ở người trưởng thành, đặc biệt là ở nữ giới với các triệu chứng như nhức, nặng chân, vọp bẻ. Bệnh nặng hơn, bệnh nhân có thể xuất hiện tĩnh mạch mạng nhện, ngoằn ngoèo khắp chân, phù chân nhiều, ấn không lõm, loét chân, huyết khối tĩnh mạch, viêm da…rất nguy hiểm.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do hệ thống van trong lòng tĩnh mạch ở chân bị suy yếu, khiến dòng máu trào ngược và không thể đẩy về tim. 

Vớ y khoa là một trong những phương pháp điều trị suy tĩnh mạch đơn giản mà hiệu quả đang được áp dụng rộng rãi. 

Nguyên lý của việc này là tạo áp lực bóp chân, giúp các van tĩnh mạch bị hở được khép kín khiến máu không bị trào ngược nữa. 

Loại vớ này có thể dùng trong bất cứ giai đoạn điều trị nào của bệnh. Nếu bệnh nhẹ thì bạn dùng vớ áp lực thấp. Bệnh nặng hơn có thể dùng các loại có áp lực cao hơn. Các cấp độ thường thường từ I – III.

Ngay cả khi chưa có vấn đề về tĩnh mạch, nhưng có cảm giác nặng chân, mỏi chân hoặc thậm chí không có bất kỳ biểu hiện gì, bạn cũng có thể mang vớ phòng ngừa áp lực thấp hơn.  Loại vớ này được thiết kế riêng dành riêng cho người có tĩnh mạch khỏe mạnh.

Như vậy, mang vớ y khoa là một trong các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh suy giảm tĩnh mạch. Bạn nên nghe theo lời khuyên của bạn mình và tham khảo lời khuyên của bác sĩ để chọn loại vớ có áp lực phù hợp nhé.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
8 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Hải Vân
Hải Vân
1 năm trước

Vậy khi mang vớ bệnh sẽ được khắc phục và trở lại trạng thái bình thường không? Hay chỉ giúp tĩnh mạch không suy giảm thêm nữa ạ?

TongdaiTCI
TongdaiTCI
1 năm trước
Trả lời   Hải Vân

Chào bạn, Với y khoa là một dụng cụ không thể thiếu đối với những người bị suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên mang vớ giãn tĩnh mạch bao lâu thì khỏi bệnh thì còn tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, vào độ đàn hồi của tĩnh mạch còn hay không, cũng như mức độ hồi phục của cơ bắp chân của bạn. Nếu bệnh đã kéo dài quá lâu mà không được điều trị, hoặc điều trị không đúng cách, lúc đó tĩnh mạch đã dãn vĩnh viễn, không thể co lại được. Nếu mang vớ từ giai đoạn sớm, tĩnh mạch còn khả năng đàn hồi (co lại được) thì có khả năng hồi phục rất cao. Tuy nhiên, dù nặng hay nhẹ, khi mang vớ sẽ làm các triệu chứng của bệnh như phù chân, đau nhức chân…biến mất nhanh chóng chỉ sau vài ngày, chậm nhất cũng khoảng 1-2 tuần là khỏi.

pham van nha
pham van nha
1 năm trước

tôi bị viêm bao hoạt dịch ngõn chân cái mồ 4 lán sau 4 ngày dịch tràn ra, có mang vỡ y tế được không

TCI Hospital
TCI Hospital
11 tháng trước
Trả lời   pham van nha

Chào bạn, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng tràn dịch của bạn, bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn chính xác nhất cho bạn nhé.

Nguyenquocthanh
Nguyenquocthanh
11 tháng trước

Em bị mỏi ở bắp chân do đứng nhiều em thấy nổi những màch màu tím chỉ dài 1cm thôi thì mang vớ này có hết không ạ

TCI Hospital
TCI Hospital
11 tháng trước
Trả lời   Nguyenquocthanh

Chào bạn, tình trạng bệnh của bạn đang ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng vớ áp lực thấp để điều trị nhé.

Vy Trần
Vy Trần
5 tháng trước

Cho em hỏi, em bị suy van tĩnh mạch khoeo hai chi dưới thể mãn mức độ nhẹ thì nên dùng vớ y khoa tầm 15-20 hay 20-30 ạ? Và vớ dài hay vớ bao đầu gối là được ạ? Cảm ơn bác sĩ

TCI Hospital
TCI Hospital
5 tháng trước
Trả lời   Vy Trần

Chào bạn, tôi có thể chia sẻ một số thông tin tổng quát về việc chọn vớ y khoa trong trường hợp suy van tĩnh mạch.

Áp suất của vớ y khoa:
Vớ y khoa thường được chia thành các loại dựa trên mức độ áp suất mà chúng cung cấp. Các loại phổ biến bao gồm 15-20 mmHg (nhẹ), 20-30 mmHg (trung bình), 30-40 mmHg (cao).
Đối với suy van tĩnh mạch ở mức độ nhẹ, vớ 15-20 mmHg có thể là một lựa chọn phù hợp.

Độ dài của vớ:
Nếu suy van tĩnh mạch ở các chi dưới, vớ có thể được chọn dài từ mắt chân lên tới đầu gối hoặc cao hơn.
Việc chọn vớ có thể phụ thuộc vào vị trí và mức độ suy van tĩnh mạch của bạn. Trong một số trường hợp, vớ dài có thể được khuyến nghị để cung cấp áp suất chống lại suy van tĩnh mạch trên toàn bộ chi.

Tư vấn của bác sĩ:
Quan trọng nhất, trước khi bắt đầu sử dụng vớ y khoa, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của mình. Họ có thể đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng suy van tĩnh mạch của bạn và đề xuất loại vớ và mức áp suất phù hợp.
Mọi quyết định về loại và áp suất của vớ y khoa nên được đưa ra dưới sự giám sát và tư vấn của bác sĩ.

Câu hỏi liên quan
  • Hồi hộp đánh trống ngực có phải bệnh tim không?

    Gần đây tôi hay bị hồi hộp đánh trống ngực, nhiều khi ngay cả lúc nghỉ ngơi không làm gì. Xin bác sĩ cho biết như vậy có phải là tôi bị bệnh tim mạch không? Các triệu chứng nhận biết sớm nhất của bệnh tim là gì ạ?

  • Uống thuốc loãng máu có cần tránh dùng vitamin K không?

    Tôi mới bị tai biến do xơ vữa mạch máu cách đây vài tháng. Hiện tại tôi đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ, trong đó có thuốc loãng máu. Tôi nghe nói các thuốc này kị vitamin K. Có phải vậy không thưa bác sĩ? Tôi cần lưu ý gì khi sử dụng thực phẩm và các sản phẩm hỗ trợ không?

  • Bị tăng huyết áp cần ăn ăn uống và tập luyện như thế nào?

    Tôi bị chẩn đoán cao huyết áp với mức huyết áp thường xuyên đạt 150/90. Tôi cần ăn uống và tập luyện như thế nào để cải thiện bệnh?

  • Làm thế nào để chung sống với bệnh tim bẩm sinh?

    Chào bác sĩ, con tôi mới 6 tháng tuổi nhưng đã được chẩn đoán bị bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ nói con tôi không cần phải phẫu thuật, nếu thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc thì vẫn có thể chung sống bình thường với bệnh cả đời. Vậy tôi phải làm sao để giúp cháu chung sống với bệnh này? Xin bác sĩ chỉ cách chăm sóc cho cháu với ạ?

  • Bị bệnh tim mạch nên nằm ngủ như thế nào?

    Tôi nghe nói tư thế nằm cũng có thể ảnh hưởng đến tim mạch. Vậy bị bệnh tim phải nằm như thế nào mới đúng? Tôi mới được chẩn đoán suy tim nhẹ. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

  • Tại sao bị bệnh tim lại phải kiêng muối?

    Tôi mới được chẩn đoán là bệnh mạch vành giai đoạn đầu. Trong phần tư vấn dinh dưỡng, bác sĩ viết tôi nên ăn nhạt, hạn chế ăn muối. Tại sao lại như vậy và tôi cần ăn lượng muối bao nhiêu là phù hợp ạ?

  • Bị suy tim thì nên ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc như thế nào?

    Chào bác sĩ, tôi năm nay 55 tuổi, bị bệnh tim đã nhiều năm rồi, cụ thể là tôi bị bệnh mạch vành. Mới đây, các bác sĩ cho biết tôi đã bắt đầu có dấu hiệu suy tim. Vậy tôi cần ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc điều trị như thế nào thưa bác sĩ.

  • Những trường hợp nào cần đi cấp cứu tim mạch?

    Chào bác sĩ, tôi thấy họ hàng của tôi khá nhiều người phải đi cấp cứu vì bệnh tim mạch, đa phần đều tử vong hoặc bị tàn phế sau đó nên tôi rất lo lắng. Bác sĩ có thể cho biết khi nào bệnh tim mạch cần cấp cứu, có những dấu hiệu cảnh báo nào và tôi phải đối phó thế nào khi gặp tình huống đó ạ? Tôi cảm ơn.

  • Tiêm phòng bệnh thấp tim là gì, có tác dụng thế nào?

    Chào bác sĩ, con tôi năm nay 6 tuổi, được chẩn đoán bệnh thấp tim. Bác sĩ nói con tôi cần tiêm phòng lâu dài? Vậy tiêm phòng thấp tim là tiêm thuốc gì, có tác dụng thế nào trong việc trị bệnh? Nên tiêm khi nào và có nguy hiểm gì không? Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ. 

  • Bệnh còn ống động mạch là gì? Điều trị như thế nào?

    Chào bác sĩ cháu tôi mới sinh được mấy tháng nhưng đã được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh, cụ thể là bệnh còn ống động mạch. Tôi nghe lạ quá không biết đây là bệnh gì và có thể chữa khỏi được không thưa bác sĩ?

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital