Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Tim mạch » Bị máu nhiễm mỡ có cần kiêng hoàn toàn chất béo không?

Trần Hồng Liên Tim mạch Đã hỏi: Ngày 19/02/2021

Bị máu nhiễm mỡ có cần kiêng hoàn toàn chất béo không?

Tôi 56 tuổi, được chẩn đoán mỡ máu cách đây nửa năm. Từ đó, tôi đã loại bỏ hoàn toàn các loại chất béo ra khỏi khẩu phần ăn của mình nhưng mới đây khi đi khám lại, tôi thấy các chỉ số không hề thuyên giảm. Tại sao lại như vậy?

0 bình luận 1.486 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh Đã trả lời: Ngày 19/02/2021
Tim mạch

Chào bạn, 

Bệnh mỡ máu (hay máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu) là tình trạng các chỉ số của các thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức bình thường.

Khi bị máu nhiễm mỡ, bạn nên điều chỉnh lại lượng chất béo và loại chất béo nạp vào cơ thể chứ không phải là loại bỏ hoàn toàn. Vì chất béo là thành phần quan trọng tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Dù với bất cứ lí do gì, bạn cũng cần đảm bảo dinh dưỡng 4 nhóm chất để cơ thể hoạt động bình thường. 

Bạn nên biết, không phải chất béo nào cũng xấu. Thành phần chất béo chủ yếu là HDL-cholesterol, LDL-cholesterol và Triglyceride. Trong đó, HDL-cholesterol là chất béo tốt, có tác dụng vận chuyển các chất béo về gan để xử lý trước khi đào thải ra bên ngoài. Chỉ có LDL-cholesterol được coi là cholesterol xấu. Khi nồng độ LDL-cholesterol và Triglyceride tăng quá cao mới gây tích tụ mỡ trong máu, sinh ra máu nhiễm mỡ. Khi cắt giảm hoàn toàn chất béo, rất có thể bạn đã vô tình loại bỏ cả HDL-cholesterol. Như vậy, có thể gây tác dụng ngược đối với việc điều trị mỡ máu. 

Khi bị mỡ máu, bạn nên hạn chế các sản thực phẩm có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao như thịt đỏ, da gia cầm, bơ, mỡ lợn, nội tạng động vật, thịt mỡ, bơ, pho mát, sôcôla, sữa bột toàn phần, dầu dừa… Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các chất béo chuyển hóa bao gồm bơ thực vật, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, bánh quy giòn, bánh nướng, bánh rán…Vì chúng sẽ làm tăng mức triglyceride. 

Bên cạnh đó, bạn vẫn cần bổ sung các loại các loại chất béo không no tốt sức khỏe từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại dầu lạc, dầu olive, các loại hạt có dầu như lạc, vừng, hạt dẻ, hạt bí ngô, các loại cá biển,… Đây là những thực phẩm có chứa lượng triglyceride thấp, giúp giảm LDL cholesterol (cholesterol xấu) vừa giúp duy trì HDL cholesterol (cholesterol tốt).

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các loại loại thịt trắng như gà, vịt, ngan, chất xơ và vitamin có trong rau xanh, giá đỗ…giúp loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể. 

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức về việc ngăn ngừa và điều trị bệnh mỡ máu.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
  • Hồi hộp đánh trống ngực có phải bệnh tim không?

    Gần đây tôi hay bị hồi hộp đánh trống ngực, nhiều khi ngay cả lúc nghỉ ngơi không làm gì. Xin bác sĩ cho biết như vậy có phải là tôi bị bệnh tim mạch không? Các triệu chứng nhận biết sớm nhất của bệnh tim là gì ạ?

  • Uống thuốc loãng máu có cần tránh dùng vitamin K không?

    Tôi mới bị tai biến do xơ vữa mạch máu cách đây vài tháng. Hiện tại tôi đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ, trong đó có thuốc loãng máu. Tôi nghe nói các thuốc này kị vitamin K. Có phải vậy không thưa bác sĩ? Tôi cần lưu ý gì khi sử dụng thực phẩm và các sản phẩm hỗ trợ không?

  • Bị tăng huyết áp cần ăn ăn uống và tập luyện như thế nào?

    Tôi bị chẩn đoán cao huyết áp với mức huyết áp thường xuyên đạt 150/90. Tôi cần ăn uống và tập luyện như thế nào để cải thiện bệnh?

  • Làm thế nào để chung sống với bệnh tim bẩm sinh?

    Chào bác sĩ, con tôi mới 6 tháng tuổi nhưng đã được chẩn đoán bị bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ nói con tôi không cần phải phẫu thuật, nếu thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc thì vẫn có thể chung sống bình thường với bệnh cả đời. Vậy tôi phải làm sao để giúp cháu chung sống với bệnh này? Xin bác sĩ chỉ cách chăm sóc cho cháu với ạ?

  • Bị bệnh tim mạch nên nằm ngủ như thế nào?

    Tôi nghe nói tư thế nằm cũng có thể ảnh hưởng đến tim mạch. Vậy bị bệnh tim phải nằm như thế nào mới đúng? Tôi mới được chẩn đoán suy tim nhẹ. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

  • Tại sao bị bệnh tim lại phải kiêng muối?

    Tôi mới được chẩn đoán là bệnh mạch vành giai đoạn đầu. Trong phần tư vấn dinh dưỡng, bác sĩ viết tôi nên ăn nhạt, hạn chế ăn muối. Tại sao lại như vậy và tôi cần ăn lượng muối bao nhiêu là phù hợp ạ?

  • Bị suy tim thì nên ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc như thế nào?

    Chào bác sĩ, tôi năm nay 55 tuổi, bị bệnh tim đã nhiều năm rồi, cụ thể là tôi bị bệnh mạch vành. Mới đây, các bác sĩ cho biết tôi đã bắt đầu có dấu hiệu suy tim. Vậy tôi cần ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc điều trị như thế nào thưa bác sĩ.

  • Những trường hợp nào cần đi cấp cứu tim mạch?

    Chào bác sĩ, tôi thấy họ hàng của tôi khá nhiều người phải đi cấp cứu vì bệnh tim mạch, đa phần đều tử vong hoặc bị tàn phế sau đó nên tôi rất lo lắng. Bác sĩ có thể cho biết khi nào bệnh tim mạch cần cấp cứu, có những dấu hiệu cảnh báo nào và tôi phải đối phó thế nào khi gặp tình huống đó ạ? Tôi cảm ơn.

  • Tiêm phòng bệnh thấp tim là gì, có tác dụng thế nào?

    Chào bác sĩ, con tôi năm nay 6 tuổi, được chẩn đoán bệnh thấp tim. Bác sĩ nói con tôi cần tiêm phòng lâu dài? Vậy tiêm phòng thấp tim là tiêm thuốc gì, có tác dụng thế nào trong việc trị bệnh? Nên tiêm khi nào và có nguy hiểm gì không? Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ. 

  • Bệnh còn ống động mạch là gì? Điều trị như thế nào?

    Chào bác sĩ cháu tôi mới sinh được mấy tháng nhưng đã được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh, cụ thể là bệnh còn ống động mạch. Tôi nghe lạ quá không biết đây là bệnh gì và có thể chữa khỏi được không thưa bác sĩ?

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital