Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Tim mạch » Bị bệnh tim có được uống cà phê không?

Nguyễn Huy Nam Tim mạch Đã hỏi: Ngày 27/05/2021

Bị bệnh tim có được uống cà phê không?

Trước đây tôi rất thích cà phê, có thể nói là “nghiện”. Nhưng từ khi mắc bệnh cao huyết áp, tôi nhận được nhiều lời khuyên nên từ bỏ cà phê. Vậy cà phê có thực sự không tốt cho bệnh cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác hay không thưa bác sĩ? Tôi có cần từ bỏ đồ uống yêu thích này của mình không?

6 bình luận 8.911 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh Đã trả lời: Ngày 27/05/2021
Tim mạch

Chào bạn,

Đầu tiên phải nói rằng không chỉ bạn mà rất nhiều người có sở thích uống cà phê. Đây là thức uống yêu thích bởi nó giúp tăng sự hưng phấn, tỉnh táo và khả năng làm việc. 

Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề về tim mạch như bạn thì nên cân nhắc khi sử dụng loại đồ uống này. 

Bởi cà phê có thể làm tăng huyết áp tăng đột ngột, làm tăng nhịp tim. Từ đó gây rối loạn hoạt động thần kinh giao cảm, kích hoạt các cơn đau tim. Các nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên uống cà phê mạnh sẽ dễ mắc phải các cơn đau tim hơn bình thường. Nếu uống khoảng 2-3 tách mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị đau tim lên đến 60%.

Nguyên nhân là do  khi uống quá nhiều cà phê, lượng cafein trong máu có thể tăng cao và không kịp chuyển hóa gây quá tải cho hệ tim mạch. 

Ngoài ra, uống cà phê cũng làm tăng lưu lượng tim, kích thích hô hấp, gây giãn mạch phổi và phế quản. 

Vì vậy, những người có các vấn đề về tim mạch như nhịp tim nhanh, suy mạch vành, ngoại tâm thu hoặc đã từng bị nhồi máu cơ tim nên hạn chế sử dụng cà phê. 

Đối với những người “nghiện” cà phê như bạn, có thể việc từ bỏ là rất khó. Bạn vẫn có thể uống cà phê nhưng khi sử dụng thì nên pha loãng. Ví dụ với một lượng cà phê như nhau, thay vì pha với 200ml ml nước thì bạn có thể pha loãng thành 1 lít. Như vậy nồng độ cafein có trong cà phê được giảm xuống, đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ gây hại cho tim mạch. 

Nếu khi uống cà phê mà bạn thấy xuất hiện các triệu chứng tim đập nhanh, dồn dập, chóng mặt, hoa mắt, khó thở, mệt mỏi, run rẩy thì tốt nhất bạn nên từ bỏ thói quen uống cà phê càng sớm càng tốt.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
6 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Gia Bảo Phú Quý
Gia Bảo Phú Quý
9 tháng trước

Vậy cà phê hòa tan thì sao ạ

TCI Hospital
TCI Hospital
9 tháng trước
Trả lời   Gia Bảo Phú Quý

Chào bạn, cà phê hòa tan cũng có nồng độ cafein nhất định. Vì vậy để giữ sức khỏe tốt bạn nên hạn chế sử dụng nhé.

Nguyễn hửu cảnh
Nguyễn hửu cảnh
8 tháng trước

Hiện tại em đang mắc căn bệnh tim bẩm sinh và đã phẩu thuật 2 lần rồi….hiện tại em đang uống thuốc kháng đông …có uống được cafe sữa k ạ….nên ăn j và không nên ăn gì..

TCI Hospital
TCI Hospital
8 tháng trước

Chào bạn, Khi mắc căn bệnh tim bẩm sinh và đang uống thuốc kháng đông, việc hạn chế một số thực phẩm và chất kích thích là quan trọng để hỗ trợ sức khỏe tim mạch của bạn. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn:

– Nên ăn:

Rau quả và rau xanh: Hành, tỏi, cà chua, cà rốt, cải xoong, bông cải xanh, lá xà lách, rau cải dền, và các loại quả tươi giàu vitamin và chất xơ.
Các loại hạt: Hạt dẻ, hạt lanh, hạnh nhân, vừng là các nguồn giàu chất béo không bão hòa và chất xơ giúp hỗ trợ tim mạch.
Thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, cá thu, hạt lanh, dầu hạt lanh là các nguồn omega-3 tốt cho tim.
Ngũ cốc nguyên hạt: Lúa mạch, yến mạch, gạo lứt là các lựa chọn tốt thay thế cho các loại ngũ cốc chế biến.

– Không nên ăn:

Thức ăn nhanh và đồ chiên rán: Bạn nên tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ và cholesterol cao.
Đồ ngọt và nước ngọt có đường: Hạn chế tiêu thụ đường và thức uống có gas.
Thức ăn chứa nhiều muối: Ăn ít hơn muối có thể giúp kiểm soát huyết áp.
Caffeine và đồ uống có chất kích thích: Giảm tiêu thụ caffein từ cà phê, trà, và nước ngọt có caffeine.
Điều quan trọng là bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn phù hợp với trạng thái sức khỏe của bạn, bởi vì mỗi người có điều kiện sức khỏe riêng biệt và cần cá nhân hóa chế độ ăn.

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn, hãy luôn tuân thủ các chỉ dẫn và lời khuyên từ bác sĩ của bạn, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe tim mạch tốt.

Dzung Vu
Dzung Vu
2 tháng trước

Vôi hoá thành quai động mạch chủ là gì, có nguy hiểm không, có thể uống cà phê không?
Cảm ơn

TCI Hospital
TCI Hospital
2 tháng trước
Trả lời   Dzung Vu

Chào bạn, Vôi hóa thành quai động mạch chủ (hay còn gọi là vôi hóa động mạch chủ) là một tình trạng y khoa, nơi mà canxi tích tụ trong thành của động mạch chủ, làm cho động mạch trở nên cứng và ít linh hoạt hơn. Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất trong cơ thể, vận chuyển máu từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể. Vôi hóa thành quai có thể ảnh hưởng đến khả năng của động mạch chủ trong việc mở rộng và co lại theo nhịp tim, gây áp lực lên hệ thống tuần hoàn và có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch nghiêm trọng.

Nguy hiểm của Vôi hóa Động Mạch Chủ
Vôi hóa động mạch chủ có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:
– Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, như bệnh tim cơ học và đau tim.
– Nguy cơ cao hơn về tình trạng đau ngực (angina) do hạn chế lưu lượng máu đến cơ tim.
– Rủi ro cao gặp phải hiện tượng rách hoặc phình động mạch chủ, một tình trạng cấp cứu có thể đe dọa tính mạng.

Uống Cà Phê khi Bị Vôi hóa Động Mạch Chủ
Về việc uống cà phê, mặc dù không có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra rằng cà phê có ảnh hưởng trực tiếp đến vôi hóa động mạch chủ, cà phê có thể làm tăng huyết áp tạm thời, đặc biệt nếu bạn tiêu thụ nó trong lượng lớn. Do đó, nếu bạn đã được chẩn đoán mắc vôi hóa động mạch chủ, quan trọng là phải thảo luận với bác sĩ của bạn về việc uống cà phê và các thói quen sinh hoạt khác để đánh giá xem chúng có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn hay không.

Quản lý và Điều Trị
Quản lý vôi hóa động mạch chủ thường bao gồm việc thay đổi lối sống (như cải thiện chế độ ăn, tập thể dục đều đặn), và có thể bao gồm việc sử dụng thuốc để quản lý các yếu tố nguy cơ liên quan, như huyết áp cao, cholesterol cao, và đái tháo đường. Trong một số trường hợp, có thể cần phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế phần động mạch bị tổn thương.

Cuối cùng, việc quản lý bất kỳ tình trạng tim mạch nào nên dựa trên sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn, những người có thể cung cấp lời khuyên cá nhân dựa trên tình trạng sức khỏe tổng thể và yếu tố nguy cơ cụ thể của bạn.

Câu hỏi liên quan
  • Hồi hộp đánh trống ngực có phải bệnh tim không?

    Gần đây tôi hay bị hồi hộp đánh trống ngực, nhiều khi ngay cả lúc nghỉ ngơi không làm gì. Xin bác sĩ cho biết như vậy có phải là tôi bị bệnh tim mạch không? Các triệu chứng nhận biết sớm nhất của bệnh tim là gì ạ?

  • Uống thuốc loãng máu có cần tránh dùng vitamin K không?

    Tôi mới bị tai biến do xơ vữa mạch máu cách đây vài tháng. Hiện tại tôi đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ, trong đó có thuốc loãng máu. Tôi nghe nói các thuốc này kị vitamin K. Có phải vậy không thưa bác sĩ? Tôi cần lưu ý gì khi sử dụng thực phẩm và các sản phẩm hỗ trợ không?

  • Bị tăng huyết áp cần ăn ăn uống và tập luyện như thế nào?

    Tôi bị chẩn đoán cao huyết áp với mức huyết áp thường xuyên đạt 150/90. Tôi cần ăn uống và tập luyện như thế nào để cải thiện bệnh?

  • Làm thế nào để chung sống với bệnh tim bẩm sinh?

    Chào bác sĩ, con tôi mới 6 tháng tuổi nhưng đã được chẩn đoán bị bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ nói con tôi không cần phải phẫu thuật, nếu thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc thì vẫn có thể chung sống bình thường với bệnh cả đời. Vậy tôi phải làm sao để giúp cháu chung sống với bệnh này? Xin bác sĩ chỉ cách chăm sóc cho cháu với ạ?

  • Bị bệnh tim mạch nên nằm ngủ như thế nào?

    Tôi nghe nói tư thế nằm cũng có thể ảnh hưởng đến tim mạch. Vậy bị bệnh tim phải nằm như thế nào mới đúng? Tôi mới được chẩn đoán suy tim nhẹ. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

  • Tại sao bị bệnh tim lại phải kiêng muối?

    Tôi mới được chẩn đoán là bệnh mạch vành giai đoạn đầu. Trong phần tư vấn dinh dưỡng, bác sĩ viết tôi nên ăn nhạt, hạn chế ăn muối. Tại sao lại như vậy và tôi cần ăn lượng muối bao nhiêu là phù hợp ạ?

  • Bị suy tim thì nên ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc như thế nào?

    Chào bác sĩ, tôi năm nay 55 tuổi, bị bệnh tim đã nhiều năm rồi, cụ thể là tôi bị bệnh mạch vành. Mới đây, các bác sĩ cho biết tôi đã bắt đầu có dấu hiệu suy tim. Vậy tôi cần ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc điều trị như thế nào thưa bác sĩ.

  • Những trường hợp nào cần đi cấp cứu tim mạch?

    Chào bác sĩ, tôi thấy họ hàng của tôi khá nhiều người phải đi cấp cứu vì bệnh tim mạch, đa phần đều tử vong hoặc bị tàn phế sau đó nên tôi rất lo lắng. Bác sĩ có thể cho biết khi nào bệnh tim mạch cần cấp cứu, có những dấu hiệu cảnh báo nào và tôi phải đối phó thế nào khi gặp tình huống đó ạ? Tôi cảm ơn.

  • Tiêm phòng bệnh thấp tim là gì, có tác dụng thế nào?

    Chào bác sĩ, con tôi năm nay 6 tuổi, được chẩn đoán bệnh thấp tim. Bác sĩ nói con tôi cần tiêm phòng lâu dài? Vậy tiêm phòng thấp tim là tiêm thuốc gì, có tác dụng thế nào trong việc trị bệnh? Nên tiêm khi nào và có nguy hiểm gì không? Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ. 

  • Bệnh còn ống động mạch là gì? Điều trị như thế nào?

    Chào bác sĩ cháu tôi mới sinh được mấy tháng nhưng đã được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh, cụ thể là bệnh còn ống động mạch. Tôi nghe lạ quá không biết đây là bệnh gì và có thể chữa khỏi được không thưa bác sĩ?

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital