Menu xem nhanh:
1. Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn nhu động ruột mà không phải do tổn thường ruột gây ra, thường được ký hiệu tên y học là IBS. Gồm 4 nhóm chính là: IBS-D (hay tiêu chảy), IBS-C (hay táo bón), IBS-M (vừa hay tiêu chảy vừa hay táo bón), IBS-U (không tiêu chảy hay không táo bón).
Đây là loại bệnh mãn tính, không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng cũng chưa có biện pháp điều trị triệt để, đa số sẽ điều trị để làm giảm các triệu chứng bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, thuốc, dùng lợi khuẩn hoặc can thiệp tâm lý. Điều quan trọng là cần giúp bệnh nhân hiểu về bệnh và tuân thủ trong quá trình điều trị.
2. Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích
Tùy theo từng người bệnh mà có những triệu chứng khác nhau và chúng có thể thay đổi theo thời gian. Các triệu chứng có thể gặp là:
- Đau bụng hoặc bụng khó chịu, đầy bụng
- Thay đổi số lần đại tiện, tính chất phân thay đổi.
- Tiêu chảy và táo bón thường xuyên.
- Buồn nôn, khó tiêu và có cảm giác có cục vướng ở họng
- Đau lưng, mệt mỏi, khó ngủ và đau cơ, có thể bị rối loạn tâm lý, thường lo lắng hoặc trầm cảm
3. Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Các nguyên nhân của bệnh chưa rõ ràng. Có nhiều giả thuyết cho rằng đó là do gặp các vấn đề về trục ruột-não, các vấn đề về sự phát triển quá mức vi khuẩn ruột non, các yếu tố di truyền, sự nhạy cảm thức ăn, và nhu động ruột. Đợt bệnh có thể là do một nhiễm trùng đường ruột, hay căng thẳng trong cuộc sống.
Đây là một bệnh rối loạn về chức năng. Chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Các đặc điểm cần lưu ý gồm bệnh xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, sụt cân, có máu trong phân, hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh viêm ruột. Một số bệnh khác có triệu chứng tương tự như viêm ruột vi thể, bệnh viêm ruột, kém hấp thu axit mật và ung thư đại tràng. Tuy nhiên chúng đa phần là lành tính và ít gây nguy hại cho người bệnh.
4. Chẩn đoán và điều trị hội chứng ruột kích thích
4.1. Chẩn đoán
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm
- X quang
- Nội soi (cho kết quả chính xác nhất)
4.2. Điều trị
– Bệnh rất khó điều trị khỏi chủ yếu là sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng như thuốc chống tiêu chảy, táo bón hay giảm co thắt gây đau bụng.
– Chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều rau cải, tránh các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, cay chua và các loại thức ăn gây kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá.
– Tăng cường hoạt động thể thao, tránh thức khuya và giảm tình trạng stress.