Hở van động mạch chủ 2/4 là một dạng hở van tim. Không chỉ gây khó chịu mà bệnh này còn có thể dẫn tới suy tim và những biến cố tim mạch nguy hiểm khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đột tử, suy tim… Vậy bệnh lý van tim này có điều trị được không và điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Hở van động mạch chủ 2/4 là gì?
Hở van động mạch chủ là hiện tượng van tim này không thể đóng chặt hoàn toàn khi tâm thất trái co bóp tống máu ra động mạch chủ. Bệnh hở van động mạch chủ có 4 mức độ. Trong đó, 2/4 là mức độ trung bình của bệnh.
Dựa vào mức độ hở của van động mạch chủ, bệnh này còn có được chia thành các dạng:
– Hở van động mạch chủ 1/4: mức độ nhẹ
– Hở van động mạch chủ 3/4: mức độ nặng
– Hở van động mạch chủ 4/4: mức độ rất nặng
2. Hở van động mạch chủ mức độ trung bình khi nào cần điều trị?
Trong các loại van tim, van động mạch chủ là quan trọng nhất bởi van này có chức năng kiểm soát lượng máu từ tâm thất ra động mạch chủ để đi nuôi cơ thể.
Dù van động mạch chủ bị hở ở mức độ nào cũng cần phải có phương pháp điều trị sớm nhất. Bởi hở van động mạch chủ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ dễ tiến triển nặng lên. Tim phải hoạt động, co bóp nhiều để đáp ứng nhu cầu cung cấp máu của cơ thể nên dần dần trở nên suy yếu, cuối cùng sẽ dẫn đến suy tim.
Đây là một biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng sống của người bệnh với các triệu chứng rất khó chịu như: đau ngực, khó thở xảy ra triền miên, ho, sưng phù, tím tái…
Hiện tượng máu bị phụt trở lại tâm thất và ứ đọng tại đây trong một thời gian dài cũng khiến thành tâm thất bị giãn, gây ra hiện tượng to tim.
3. Bệnh hở van động mạch chủ trung bình có chữa được không?
Ở mức độ trung bình, hở van động mạch chủ thường đã bắt đầu gây ra những triệu chứng khó chịu như khó thở, đau ngực, mệt mỏi, hồi hộp trống ngực… Bệnh càng nặng thì các triệu chứng biểu hiện càng rõ nét và khả năng chữa khỏi càng thấp.
Thông thường, nếu van động mạch chủ hở ở mức 2/4 cũng như các trường hợp hở van tim nói chung đều rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Bởi ngay cả những trường hợp hở van đã được can thiệp về cấu trúc vẫn có nguy cơ rất cao bị tái phát trở lại, thậm chí gặp các biến chứng nếu không được điều trị duy trì.
Khả năng kiểm soát bệnh phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh và phương pháp điều trị. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm thì có thể hạn chế được mức độ hở van tăng lên và ngăn ngừa được biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ngược lại, bệnh có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe.
3. Van động mạch chủ hở 2/4 điều trị như thế nào?
Hở van động mạch chủ thường là hở van bệnh lý nên việc điều trị nên được tiến hành càng sớm càng tốt, ngay cả khi bệnh ở mức độ nhẹ. Tùy tình trạng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
3.1 Điều trị nội khoa đối với bệnh hở van động mạch chủ 2/4
Đối với hở van động mạch chủ mức độ 2/4, điều trị bằng thuốc vẫn là phương pháp chủ yếu. Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định thường có tác dụng kiểm soát huyết áp, mỡ máu, giảm các triệu chứng và giảm gánh nặng cho tim, ngăn ngừa biến chứng. Cụ thể bao gồm:
– Thuốc giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu
– Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
– Thuốc chống đông máu, đặc biệt nếu bạn đã phẫu thuật thay van tim
– Thuốc điều trị bệnh mạch vành để giảm bớt gánh nặng cho tim, giảm nhẹ các triệu chứng
– Thuốc điều trị suy tim giúp mở rộng các mạch máu và thải trừ bớt dịch dư thừa trong cơ thể
Các loại thuốc trên chỉ mang tính tham khảo và phản ứng trên mỗi bệnh nhân là khác nhau. Để có được đơn thuốc và cách sử dụng phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thăm khám chuyên khoa nội thần kinh tại các cơ sở y tế uy tín.
3.2 Điều trị như thế nào khi các loại thuốc không có tác dụng?
Nếu điều trị hở van động mạch chủ bằng thuốc không đem lại kết quả và các triệu chứng tăng nặng, gây ảnh hưởng nhiều đến người bệnh, có thể các bác sĩ sẽ đề nghị các biện pháp can thiệp phù hợp.
3.3 Ý nghĩa của việc thay đổi lối sống trong điều trị bệnh hở van động mạch chủ 2/4
Việc xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học rất quan trọng đối với bệnh tim mạch nói chung. Nếu đang ở mức độ trung bình của bệnh hở van động mạch chủ, bạn càng cần lưu tâm đến yếu tố này. Bởi nếu duy trì được lối sống khoa học sẽ góp phần đáng kể làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.
Các biện pháp thay đổi lối sống cho các bệnh nhân này bao gồm:
– Xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho tim: hạn chế ăn muối, bổ sung nhiều rau củ và trái cây có lợi, hạn chế ăn các loại thịt đỏ, các loại mỡ, da động vật,…
– Giữ cân nặng tốt, giảm cân nếu cần
– Kiểm soát các căng thẳng trong cuộc sống, tránh làm việc quá sức
– Hoạt động thể chất thường xuyên, lựa chọn những bài tập phù hợp
– Bỏ hút thuốc cũng như hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
4. Các chẩn đoán trước khi điều trị hở van động mạch chủ 2/4
Quyết định điều trị nội khoa, sửa hoặc thay van tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ hở van tim, tuổi tác, tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
Trước khi tiến hành điều trị, bệnh nhân cần được khám với bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng để xác định mức độ hở của van tim và chức năng các cơ quan khác trong cơ thể. Các chẩn đoán bao gồm:
– Siêu âm tim: đây là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán các bệnh lý van tim. Dựa vào kết quả này có thể xác định được nguyên nhân của hở van động mạch chủ, mức độ hở chủ, chức năng tim để quyết định phương pháp điều trị phù hợp.
– Điện tâm đồ: giúp phát hiện được các rối loạn nhịp tim
– X-quang ngực: có thể giúp phát hiện một vài dấu hiệu gián tiếp của những trường hợp bóc tách động mạch chủ, bóng tim to,…
Như vậy, hở van động mạch chủ mức độ trung bình chưa quá nguy hiểm. Nhưng bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Việc bệnh có được chữa khỏi hoàn toàn hay không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ra bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh và phương pháp điều trị. Trong mọi trường hợp, bệnh nhân cần được điều trị sớm để ngăn ngừa bệnh tiến triển và gây ra những biến cố tim mạch không mong muốn.