Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản khi ho và là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ho ra máu có phải lao phổi không là lo lắng của nhiều bạn đọc.
Menu xem nhanh:
Ho ra máu có phải lao phổi không?
Lao là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh do vi khuẩn MTB (Mycobacterium Tuberculosis) xâm nhập, tấn công và phá hủy các mô cơ thể. Lao phổi có thể phát triển ở nhiều đối tượng khác nhau, thường gặp nhất là những người có hệ miễn dịch suy yếu, nhiễm HIV, tiểu đường, suy dinh dưỡng và mắc các bệnh ung thư. Bệnh lao ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác của cơ thể và điển hình là phổi. Lao phổi là bệnh phổ biến nhất trong các thể lao, chiếm khoảng 80% ca mắc. Lao phổi chủ yếu xuất phát từ vùng đỉnh phổi và phân thùy của thùy trên phổi.
Lao phổi giai đoạn ủ bệnh (lao tiềm tàng) ít có biểu hiện và chưa tác động nhiều đến người mắc. Biểu hiện bệnh và thời gian phát bệnh phụ thuộc nhiều vào điều kiện sức khỏe của mỗi người. Có những người chỉ sau khoảng một vài tuần ủ bệnh đã phát triển thành lao nhưng có những người thời gian ủ bệnh lâu hơn, lên đến vài tháng hoặc vài năm.
Lao phổi có rất nhiều biểu hiện, điển hình nhất là ho ra máu. Đây là biểu hiện đặc trưng ở các bệnh xuất phát từ phổi. Ho ra máu xuất hiện ở khoảng trên 60% bệnh nhân mắc lao phổi. Dấu hiệu này cảnh báo phổi bị tổn thương nặng và xảy ra tình trạng chảy máu đường hô hấp. Bệnh nhân ho ra máu lúc đầu màu đỏ tươi, có bọt, lẫn đờm và dần chuyển sang màu đỏ thẫm. Nếu xảy ra tình trạng ho liên tục kéo dài trên 3 tuần hoặc thường xuyên tái phát thì người bệnh nên cảnh giác với bệnh lao phổi.
Ngoài triệu chứng ho ra máu, bệnh nhân lao phổi còn có một loạt các biểu hiện khác như:
- Khạc ra đờm
- Đau tức ngực, khó thở
- Gầy, sút cân nhanh
- Sốt cao, toát mồ hôi nhiều
- Chán ăn…
Ho ra máu – dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm khác
Ngoài bệnh lao phổi, ho ra máu còn là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh nguy hiểm khác, bao gồm cả ung thư phổi. Một số bệnh lý có biểu hiện ho ra máu bao gồm:
- Giãn phế quản: phế quản ở phổi bị giãn khó hồi phục do tổn thương đường hô hấp như viêm họng, mũi, thanh quản, xoang…. gây ra. Giãn phế quản cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xơ hóa phổi sớm.
- Suy tim: là tình trạng suy giảm chức năng tim, máu không đủ để bơ đến các cơ quan của cơ thể.
- Viêm phổi: tình trạng viêm các phế nang trong phổi, chủ yếu do tổn thương, nhiễm trùng phổi.
- Xơ phổi: là bệnh lý dễ biến chứng thành ung thư nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Xơ phổi khó hồi phục sau hàng loạt những tổn thương mạn tính tại phổi như viêm phổi, lao phổi, nhồi máu phổi…
- Ung thư phổi: đây là bệnh lý ác tính có tỷ lệ mắc và tử vong đứng đầu tại nhiều nước trên thế giới. Ho ra máu có thể chỉ xuất hiện ở những giai đoạn bệnh tiến triển hoặc giai đoạn khối u di căn nên người bệnh cần hết sức cảnh giác với các triệu chứng sớm của bệnh.
Điều trị ho ra máu phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp ho ra máu do lao phổi thường được điều trị bằng kết hợp các laoị thuốc như Rifampicin, Isoniazid, Pyrazinamid…