Cao răng xuất hiện gây ra nhiều vấn đề răng miệng là việc hầu hết ai cũng biết. Do đó, ta cần xử lý sớm cao răng để có thể tránh những nguy cơ gây bệnh. Cao răng có nhiều cấp độ, màu sắc khác nhau. Mỗi hình ảnh vôi răng sẽ báo hiệu một tình trạng sức khỏe răng miệng khác nhau.
Menu xem nhanh:
1. Cách để nhận biết cao răng
1.1 Làm sao để nhận biết cao răng trong khoang miệng?
Các đơn giản để có thể nhận biết cao răng chính là dựa vào màu sắc. Thông thường, những vị trí có cặn mỏng, màu lệch với màu răng, sờ vào thấy ráp thì chính là cao răng.
Hình ảnh vôi răng nếu tồn tại đã lâu thì màu sắc sẽ càng tối hơn bình thường. Đặc biệt là với những đối tượng thường hút thuốc lá, sử dụng trà, cà phê, … thì cao răng sẽ nhanh xỉn đen hơn. Trên đây là cách để nhận biết cao răng trên nướu. Với tình trạng cao răng dưới nướu, tốt hơn ta nên tới nha khoa để nhờ bác sĩ kiểm tra.
1.2 4 cấp độ của cao răng
Cao răng sẽ có 4 cấp độ tùy theo tình trạng:
– Cấp độ 1: Đây là giai đoạn khi cao răng mới được hình thành. Hình ảnh vôi răng lúc này còn khá mỏng, màu nhạt. Ta có thể nhận thấy chút màu trắng nhẹ tại viền nướu. Giai đoạn này chỉ cần ta thực hiện vệ sinh răng miệng đều đặn có thể làm sạch vôi răng hiệu quả.
– Cấp độ 2: Ở cấp độ này, cao răng sẽ cứng, dày hơn so với cấp độ 1. Tuy nhiên, màu sắc cao răng vẫn tương đối nhạt. Chúng bám chặt vào răng và ta cần tới nha khoa để được xử lý bằng dụng cụ chuyên dụng.
– Cấp độ 3: Cao răng ở cấp độ này đã dễ nhận biết hơn. Màu sắc của chúng đã chuyển màu vàng sậm, dày và cứng, khó để loại bỏ.
– Cấp độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất của vôi răng. Khi đó, vôi răng đã sậm màu hơn. Chúng tấn công răng và xương hàm, gây nhiều nguy hại cho sức khỏe răng miệng.
2. Hình ảnh cao răng thể hiện gì về tình trạng răng miệng?
2.1 Hình ảnh vôi răng màu trắng ngà
Đây là màu sắc cao răng khá thường gặp. Vôi răng sẽ có màu trắng ngà, ngả vàng khi đang ở cấp độ 1 hoặc 2. Khi đó, tình trạng chưa quá nghiêm trọng, chưa gây tổn hại tới sức khỏe răng miệng. Việc xử lý cao răng ở cấp độ này cũng chưa quá khó khăn, ta có thể thực hiện nhanh chóng tại nha khoa.
2.2 Hình ảnh vôi răng màu nâu đỏ
Cao răng có màu nâu đỏ được gọi là cao răng huyết thanh. Sự biến đổi màu sắc này là do những dịch tiết, máu chảy từ chân răng hay túi lợi. Chúng thấm vào cao răng và hình thành màu nâu đỏ. Màu chảy càng nhiều thì màu của cao răng càng đậm.
Đây là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ cao mắc các bệnh về lợi và quanh răng. Khi gặp tình trạng cao răng huyết thanh, ta sẽ thường hay bị chảy máu chân răng. Ngoài ra khi cao răng đã ăn sâu vào nướu, ta sẽ có thể bị viêm nước nặng. Nguy hiểm hơn, nướu sẽ tách dần khỏi chân răng làm răng lung lay, vi khuẩn dễ tấn công.
Ngoài những nguy cơ trên, cao răng huyết thanh ở tình trạng nặng còn có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Điển hình như áp xe chân răng, viêm chân răng hay kể cả mất răng. Khi ấy, người bệnh sẽ đau âm ỉ rồi dần ăn nhai yếu hơn. Khoang miệng sẽ bốc ra mùi hôi, tanh khó chịu do đọng máu.
2.3 Hình ảnh vôi răng màu đen
Cao răng màu đen thường có nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể:
– Cao răng huyết thanh lâu ngày không được làm sạch, thấm nhiều máu và chuyển màu đen.
– Do thói quen hút thuốc, sử dụng nhiều loại thực phẩm có màu sẫm.
– Những đốm đen hình thành nên do sâu răng.
– Không thực hiện lấy vôi răng định kì khiến tích tụ lâu ngày và chuyển màu đen.
Khi cao răng chuyển sang màu đen chứng tỏ tình trạng đã chuyển nặng. Nếu như không loại bỏ sớm, nhiều bệnh lý nguy hiểm sẽ xảy đến như:
– Viêm nha chu.
– Miệng mùi hôi tanh khó chịu.
– Tụt nướu và mất răng.
3. Cách xử lý sạch sẽ cao răng
Cách để xử lý sạch sẽ cao răng, đảm bảo an toàn là thực hiện lấy cao răng tại nha khoa. Tại đây, các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ biết cách thao tác, xử lý phù hợp. Cùng với đó là sự trợ giúp từ những thiết bị hiện đại, công nghệ cao giúp quá trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng hơn.
Hiện nay, khá nhiều phương pháp lấy vôi răng tại nhà. Tuy nhiên, hiệu quả của những phương pháp này đều chưa được xác thực. Bên cạnh đó, độ an toàn khi thực hiện các cách lấy cao răng tại nhà cũng chưa được kiểm chứng dựa trên bất kì căn cứ y khoa nào. Do đó, tình trạng bị kích ứng, nhiễm trùng, … sau khi thực hiện là rất dễ xảy đến.
4. Làm sao để ngăn ngừa cao răng chuyển nặng
Để có thể ngăn ngừa tình trạng cao răng chuyển biến nặng, nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng, ta cần lưu ý:
– Thực hiện các bước vệ sinh răng miệng đúng cách, phù hợp. Cụ thể, ta cần đánh răng từ 2-3 lần mỗi ngày với loại bàn chải không quá to, đầu lông mềm để tránh nướu bị ảnh hưởng.
– Mỗi ngày, ta nên sử dụng thêm chỉ nha khoa cùng nước súc miệng để làm sạch răng miệng tới mọi ngóc ngách. Đồng thời, nước súc miệng cũng sẽ giúp ta cải thiện tình trạng bị hôi miện.
– Từ bỏ những thói quen khiến tình trạng cao răng thêm nghiêm trọng như: hút thuốc lá, uống cà phê, rượu vang, nước có ga, …
– Nhai kẹo cao su không đường để góp phần làm sạch bớt những mảng bám, cặn thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn.
Bài viết trên đã cung cấp cho ta thêm những thông tin về hình ảnh của vôi răng cho ta biết về tình trạng sức khỏe răng miệng. Có thể thấy rằng để răng miệng luôn khỏe đẹp, việc loại bỏ cao răng kịp thời là rất cần thiết. Do đó từ bây giờ, mỗi người nên thực hiện và duy trì thói quen lấy cao răng định kỳ 2 lần mỗi năm cho bản thân cũng như mọi người thân xung quanh.