Hen phế quản nặng thường xảy ra đột ngột với nhiều triệu chứng nặng nề. Đặc biệt nếu không xử lý nhanh và đúng cách, cơn hen nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Cùng tìm hiểu các triệu chứng hen phế quản và cách phòng tránh, xử trí đúng đắn nhé.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là hen phế quản nặng?
Cơn hen nặng được định nghĩa là tình trạng nặng lên của các triệu chứng hen như khó thở, thở rít, nặng ngực. Các chẩn đoán cận lâm sàng cho thấy lưu lượng đỉnh giảm dưới 60% giá trị lý thuyết.
Các tác nhân dẫn đến khởi phát cơn hen nặng ở người bị hen phế quản gồm có:
– Các bào tử nấm mốc
– Da, lông động vật
– Phấn hoa, mạt bụi nhà
– Các loại hóa chất
– Thuốc men virus
– Khói hương
– Khói thuốc lá
– Ô nhiễm môi trường
Bên cạnh đó, các trường hợp có nguy cơ bị cơn hen phế quản nặng và nguy kịch là:
– Người từng phải đặt ống khí nội quản, thở bằng máy
– Đã từng phải nhập viện hoặc cấp cứu vì cơn hen phế quản trong vòng thời gian 1 năm trở lại
– Người bị loạn thần, nghiện rượu, thường xuyên phải dùng thuốc an thần
– Người mắc bệnh hen không được theo dõi, điều trị đúng phác đồ
– Người bị tràn khí màng phổi, xẹp phổi, viêm phổi
– Người đang hoặc có tiền sử nghiện thuốc lá
2. Các dấu hiệu cảnh báo cơn hen nặng cần lưu tâm
Tình trạng hen suyễn trở nặng có thể gây ra các triệu chứng nặng nề, bao gồm:
– Khó thở liên tục khiến người bệnh không nằm được, phải ngồi ngả ra trước để thở
– Bệnh nhân khó nói, phải nói từng từ, khó ho
– Bị kích thích tinh thần
– Vã mồ hôi
– Tím tái thấy rõ
– Nghe phổi thấy có nhiều ran rít ở cả 2 phổi, cả khi hít vào và thở ra, co kéo cơ hô hấp phụ, nhịp thở nhanh (trên 30 lần/phút), nhịp tim nhanh (trên 120 nhịp/phút), huyết áp tăng bất thường, mạch đảo trên 20 mmHg…
Khi có từ 4 dấu hiệu trở lên trong các triệu chứng kể trên thì chẩn đoán là hen phế quản nặng.
3. Các biến chứng do hen phế quản trở nặng gây ra
Cơn hen xuất hiện không được xử trí đúng cách có thể trở nên nặng hơn, khiến người bệnh gặp phải các biến chứng nguy kịch. Tiên lượng bệnh cũng rất xấu nếu người bệnh đã gặp phải ít nhất một trong những biến chứng do cơn hen phế quản nặng bao gồm:
3.1 Hen phế quản nặng gây tràn khí màng phổi hoặc trung thất
Biến chứng có thể xuất hiện tự phát hoặc khi người bệnh lên cơn hen hoạt động gắng sức. Đôi khi đây cũng có thể là biến chứng do thở máy.
3.2 Nhiễm khuẩn
Người lên cơn hen nặng rất dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp. Bệnh hen nặng có thể tiến triển xấu, gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
3.3 Rối loạn nước và điện giải
Việc sử dụng thuốc cường giao cảm liều cao hoặc gắng sức hô hấp có thể gây hạ Kali máu, khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải.
Trong trường hợp hen phế quản nặng gây biến chứng, bệnh nhân cần nhập viện để xử trí nhanh, điều trị hoặc can thiệp hiệu quả để tránh những nguy hiểm tới tính mạng.
4. Cách xử trí khi có cơn hen phế quản nặng
2.1 Nguyên tắc xử trí cơn hen phế quản nặng
Các chuyên gia hô hấp cho biết hen phế quản nặng và nguy kịch cần phải được xử trí khẩn trương, tích cực, phối hợp các phương pháp gồm:
– Bảo đảm oxy máu: Cho người bệnh thở oxy với lưu lượng cao qua ống thông mũi hoặc mặt nạ dưỡng khí. Nếu bệnh nhân đã dùng oxy lưu lượng cao mà lượng oxy trong máu vẫn giảm nặng thì cần cho người bệnh thở máy.
– Thuốc giãn phế quản: Lựa chọn hàng đầu trong nhóm thuốc này đó là thuốc cường β2 giao cảm tác dụng nhanh, ưu tiên dùng tại chỗ (khí dung, dạng xịt định liều). Có thể dùng kết hợp với thuốc ức chế phó giao cảm tác dụng nhanh. Ngoài ra, theophyllin chỉ được xem xét chỉ định nếu người bệnh kém đáp ứng với cường β2 giao cảm và đáp ứng tốt với theophyllin. Adrenalin thường chỉ được dùng nếu đã sử dụng các thuốc trên với liều lượng cao nhưng không có tác dụng.
– Corticoid: Thuốc corticoid toàn thân tiêm tĩnh mạch cũng là một phương pháp thường được sử dụng trong điều trị cơn hen phế quản nặng.
2.2 Xử trí ban đầu cơn hen nặng và vận chuyển cấp cứu
Khi nhận thấy hen phế quản trở nặng, có thể cho người bệnh thở khí dung ngay với thuốc cường β2 giao cảm trong 20 phút, sau đó nhắc lại nếu không có hiệu quả. Hoặc có thể xịt thuốc cường β2 giao cảm 2 – 4 lần xịt, nhắc lại và tăng số lần phát xịt từ 8 – 10 nhát nếu không có hiệu quả.
Kèm theo đó, dùng thuốc corticoid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Sau đó chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện.
Trên đường đi, cho người bệnh thở oxy với liều lượng 6 – 8 lít mỗi phút. Đồng thời tiếp tục xịt thuốc cường β2 giao cảm cứ 10 – 15 phút/lần. Nên sử dụng buồng đệm khi xịt thuốc thuốc cường β2 giao cảm.
Các biện pháp này cần được thực hiện với sự hướng dẫn và giám sát của nhân viên y tế.
6. Phòng ngừa hen phế quản trở nặng
Để hạn chế tối đa tình trạng hen phế quản tăng nặng và nguy kịch, người bệnh cần phải tích cực điều trị tích cực và kiểm soát bệnh hen ngay từ khi bệnh còn nhẹ. Những điều cần thực hiện gồm:
– Sử dụng thuốc đúng, đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ
– Tránh các yếu tố gây khởi phát bệnh hen như tiếp xúc với phấn hoa, khói thuốc, hóa chất…
– Tái khám định kỳ nhằm theo dõi bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị để thay đổi nếu cần sao cho phù hợp với tình trạng bệnh
Bên cạnh đó, cần khám và điều trị kịp thời, đúng phương pháp khi xuất hiện cơn hen phế quản cấp, đặc biệt là đối với có nguy cơ bị cơn hen phế quản nguy kịch.
Trên đây là thông tin cần biết về bệnh hen phế quản nặng và cách nhận diện, xử trí phù hợp. Hãy nhớ bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn tình trạng này nếu thực hiện tốt việc điều trị để kiểm soát bệnh hen. Nếu có nhu cầu khám các vấn đề hô hấp, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.