Giúp bạn xử lý nhanh chóng khi bị gãy xương cánh tay

Gãy xương cánh tay là tình trạng một hoặc nhiều xương của cánh tay bị rạn/ dập nứt gãy. Khi bị gãy xương tay người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt nếu không có thể gây nên những hậu quả biến chứng về sau này. Bạn có thể tham khảo ngay cách điều trị khi bị gãy xương tay dưới đây.

Dấu hiệu gãy xương cánh tay 

Xương cánh tay được tính từ cổ tay lên đến khửu tay và bả vai. Khi bị gãy xương cánh tay thường có những biểu hiện như:

Dấu hiệu gãy xương cánh tay 

Gãy xương cánh tay

+ Tiếng gãy răng rắc hoặc nứt

+ Đau nhức trong xương cánh tay, có thể tăng khi chuyển động

+ Sưng, lồi vùng tổn thương và bầm tím

+ Biến dạng như cánh tay hoặc cổ tay cong lại

+ Không thể xoay cánh tay để lật lòng bàn tay sấp hoặc ngửa

Đó là một số biểu hiện thường gặp khi bị gãy xương cánh tay. Tuy nhiên để biết chính xác nhất bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để chụp phim X-quang. Thông qua phim X-quang chuẩn đoán toàn bộ phần cánh tay của bạn một cách chính xác hơn.

Đồng thời qua phim chụp bác sĩ sẽ nắm được mức độ gãy và tình trạng tổn thương xung quanh vị trí gãy nặng hay nhẹ. Các đường gãy, có sự di lệch với mức độ di lệch và vị trí các mảnh rời hay không để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Các kiểu gãy xương cánh tay

Có thể phân loại kiểu gãy xương cánh tay theo vị trí đường gãy hay cơ chế chấn thương. Hoặc căn cứ vào mức độ di lệch hay tình trạng cụ thể, gãy xương cánh tay thường được chia làm 4 loại:

Các kiểu gãy xương cánh tay

Các kiểu gãy xương cánh tay thường gặp

– 1. Gãy ngang

– 2.Gãy chéo

– 3. Gãy xoắn

– 4. Gãy vụn

Có trường hợp bị gãy qua 2 lớp thành xương và ít di lệch, hoặc di lệch nhiều, đầu xương gãy còn ít dính nhau hay các đầu xương gãy tách rời hẳn nhau. Tùy vào nguyên nhân, theo đó mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Biến chứng trong gãy xương cánh tay

+ Nhiễm trùng: Tình trạng này xảy ra ở các trường hợp gãy xương cánh tay vết thương hở. Sương không liền. Một số trường hợp khác còn có biểu hiện nguy hiểm hơn, đó là các vết nhiễm trùng xuất hiện từ các mô chết của xương. Điều này phần lớn là do quá trình rửa vết thương hay kháng sinh không đúng. Có sự sai sót trong quá trình làm phẫu thuật.

+ Liệt thần kinh quay: Đây là tình trạng liệt thần kinh giữa thường biến chứng gây nên các u xơ trên lồi cầu nguy hiểm đến xương khớp. Thường xảy ra ở tình trạng gãy ngay hoặc chéo xương cánh tay. Khiến thần kinh quay cũng bị đứt ngang gây nên liệt thần kinh quay.

+ Ảnh hưởng đến các mạch máu: Tình trạng này ít xảy ra, nhưng cũ có xuất hiện cả ở trường hợp vết thương kín hoặc hở. Để phục hồi chức năng cho biến chứng này có thể áp dụng biện pháp phẫu thuật mạch máu, cắt mở lớp gân ở cánh tay, tiến hành phục hồi dòng máu đông.

Cách xử lý, điều trị khi bị gãy xương cánh tay

Việc xảy ra những biến chứng trong gãy xương cánh tay là chuyện dễ xảy ra nếu bạn không biết cách điều trị kịp thời. Do vậy, ngay sau khi thấy có các dấu hiệu gãy xương tay này, bạn có thể áp dụng một trong các cách xử lý sau:

Cách xử lý, điều trị khi bị gãy xương cánh tay

Nẹp gãy xương cánh tay

* Điều trị theo phương pháp bảo tồn: Đây là cách điều trị đơn giản thường áp dụng cho các trường hợp bị nhẹ bao gồm: Bó bột cánh tay treo, băng tam giác, nẹp bột chữ U… cụ thể:

– Bó bột: Áp dụng cho trường hợp bị gãy xương cánh tay chéo, gãy xương cánh ta xoắn và gãy xương cánh tay ngang có chồng ngắn. (Lưu ý, trong thời gian bó bột phải thường xuyên theo dõi và chụp X-quang để kiểm tra).

– Băng tam giác: Áp dụng cho các trường hợp gãy xương cánh tay nhẹ như gãy không di lệch hoặc ít di lệch. Cách này rất đơn giản, chỉ sử dụng những chất băng gạc thông thường và chất chêm đệm là được.

– Nẹp gãy xương cánh tay: Hay còn gọi là nẹp bột chữ U, cách này áp dụng cho các trường hợp tương tự như băng tam giác. Việc bó bột sẽ được tiến hành vòng chữ u đến hết vùng nách và các khối cơ đến khuỷu tay. Ngoài ra ở trường hợp này cũng có thể áp dụng cách bó bột ngực vai cánh tay. Bằng cách sử dụng các loại nẹp nhựa dẻo nên nhẹ và thuận tiện cho bệnh nhân trong quá trình vận động.

– Phương pháp bao ôm cánh tay: Đây là cách điều trị mới, được ứng dụng dựa trên kỹ thuật tiên tiến hiện đại được áp dụng nhiều nhất trong điều trị gãy xương cánh tay. Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân có thể vận động được toàn bộ chi trên với tỷ lệ liền xương hầu như đạt 100%.

* Điều trị theo phương pháp phẫu thuật

Hiện có hai dạng là phẫu thuật cố định ngoài và mổ kết hợp xương nẹp vít hoặc mổ đóng đinh nội tủy.

– Về phẫu thuật cố định ngoài: Cách này áp dụng trong trường hợp mổ hở và lấy da phần khác ghép vào chỗ da rách.

– Về mổ kết hợp xương nẹp vít: Được chỉ định áp dụng trong các trường hợp nặng hơn, tuy nhiên dễ gây nhiễm trùng và liệt thần kinh quay.

+ Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt có thể áp dụng cách mổ đóng đinh thường áp dụng trong trường hợp mổ kín có mảnh rời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital