Bệnh lý thoát vị đĩa đệm gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Thoát vị đĩa đệm nên bổ sung gì để tình trạng bệnh cải thiện. Chuyên gia Cơ xương khớp Thu Cúc TCI sẽ gợi ý ở bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Điểm mặt nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân khiến đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí ban đầu rất đa dạng, cụ thể như:
– Chấn thương cột sống sau một tai nạn lao động, tai nạn giao thông
– Tai nạn lao động do thường xuyên vác đồ nặng trên cổ, lưng
– Tư thế khuân vác sai cách khiến đĩa đệm bị chệch
– Thoái hoá cột sống
– Trọng lượng cơ thể vượt chuẩn, vượt ngưỡng cho phép
– Một số nguyên nhân khác như di truyền, mắc các bệnh lý bẩm sinh
2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm đặc trưng cần biết
Tuỳ vào vị trí thoát vị ở cột sống hay thắt lưng mà người bệnh sẽ đối diện với các biểu hiện khác nhau. Hai triệu chứng điển hình nhất của thoát vị đĩa đệm là:
– Đau lưng
– Tê bì tay chân
Bên cạnh đó, người bệnh sẽ gặp một số dấu hiệu cảnh báo khác:
– Cảm giác như kiến bò, châm chích khó chịu
– Khó đi lại, cầm nắm
Vị trí cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra cụ thể là:
– Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đau ở vùng cổ, vai gáy, chạy dọc xuống cả hai tay, ngón tay, bàn tay,
– Thoát vị đĩa đệm cốt sống thắt lưng gây đau dữ dội ở vùng thắt lưng, lan xuống đùi và hông, kéo dài xuống cẳng chân thậm chí bàn chân và ngón chân.
3. Lý giải băn khoăn: Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức, khó cử động tay chân thậm chí có thể tàn phế vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
Với những người khối đĩa đệm bị trượt và chèn lên dây thần kinh cánh tay, người bệnh mất khả năng nhấc cánh tay, khó gập duỗi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động, sinh hoạt thường ngày.
Khi đĩa đệm chèn ép tuỷ cổ có thể làm tê liệt thậm chí dẫn đến tàn phế.
Trường hợp dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép sẽ làm người bệnh khó đại, tiểu tiện hoặc mất tự chủ, các chi teo dần, liệt vận động vĩnh viễn.
4. Thoát vị đĩa đệm nên bổ sung gì?
Bên cạnh việc điều trị chuyên khoa, việc ăn uống phù hợp có vai trò quan trọng trong qúa trình điều trị căn bệnh này. Chuyên gia gợi ý, người bị thoát vị đĩa đệm nên bổ sung các nhóm chất sau:
4.1. Thoát vị đĩa đệm nên bổ sung gì? – Protein
Trong đĩa đệm, protein có mặt ở cả vòng bao xơ lẫn trong nhân nhầy với nhiệm vụ nâng đỡ cột sống. Do đó, việc bổ sung protein giúp cơ thể có đầy đủ nguyên liệu tái tạo lại vòng bao xơ cũng như nhân nhầy – 2 thành phần quan trọng trong đĩa đệm.
Một số thực phẩm giàu protein mà người bệnh nên bổ sung gồm:
– Thịt nạc gia cầm
– Hải sản (tôm, cua, mực, ngao, sò, ốc, …)
– Cá béo (gồm cá hồi, cá ngừ, cá thu)
– Các loại đậu
4.2. Vitamin C
Vitamin C có vai trò kích thích cơ thể tổng hợp collagen – thành phần chính cấu thành nên đĩa đệm. Dưỡng chất này có tính kháng viêm mạnh, hỗ trợ người bệnh ngăn chặn các biến chứng như:
– Viêm tuỷ
– Viêm khớp đốt sống
– Viêm nhiễm dây thần kinh
Vitamin C có nheieuf trong các thực phẩm sau:
– Loại qủa có múi (cam, chanh, quýt, bưởi)
– Rau có lá xanh đậm (bông cải xanh, cải bó xôi)
– Rau củ sắc màu (ớt chuông, cà chua, cà tím)
4.3. Thoát vị đĩa đệm nên bổ sung gì? – Glucosamine
Cũng giống như vitamin C, glucosamine kích thích cơ thể sản sinh collagen và tăng tiết dịch khớp. Ăn thực phẩm dồi dào glucosamine còn hỗ trợ:
– Tăng cường độ bền, dẻo dai của khớp đốt sống
– Hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm gây nên
Người bệnh nên tăng cường ăn:
– Sườn
– Sụn động vật
– Tôm
– Cua
– Nấm
– Tảo
– Rong biển
4.4. Magiê
Magie ngăn chặn sự nhạy cảm qúa mức của các dây thần kinh ngoại biên, hỗ trợ giảm đau ở tuỷ sống. Nếu người bệnh thiếu hụt mahie sẽ khiến mật độ xương suy giảm, đốt sống dễ tổn thương trước những tác động của bệnh lý thoát vị đĩa đệm.
Người bệnh nên chú trọng tăng cường magie vào chế độ ăn uống hàng ngày thông qua các thực phẩm sau:
– Cá béo
– Đậu xanh
– Đậu đen
– Đậu đỏ
– Hạt vừng
– Hạt điều
– Hạt hạnh nhân
– Cải bó xôi
– Rau muống
4.5. Canxi
Người mắc bệnh lý về xương khớp cần bổ sung đầy đủ canxi. Nguyên nhân vì canxi giúp tăng cường sức mạnh cho xương sống, giảm nhẹ cũng như đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm.
Dưỡng chất này có nhiều trong:
– Sữa
– Các chế phẩm từ sữa
– Hải sản giáp xác
– Các loại đậu, hạt
4.6. Vitamin D
Vitamin D có công dụng hỗ trợ, tối ưu khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Thiếu hụt dưỡng chất này làm tăng nguy cơ:
– Loãng xương
– Thoái hoá cột sống
– Khiến bệnh thoát vị đĩa đệm trở nặng
Bên cạnh phơi nắng trực tiếp, người bệnh nên ăn nhiều các thực phẩm sau để bổ sung vitamin D:
– Sữa tươi
– Sữa chua
– Phô mai
– Trứng
– Cá béo
4.7. Các chất chống oxy hóa
Các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hoá có đặc tính kháng viêm nên người bệnh cần tăng cường bổ sung để góp phần giảm đau, giảm sưng và viêm.
Các chất chống oxy hoá có nhiều trong:
– Cải bó xôi
– Cải xoăn
– Súp lơ
– Cà chua
– Cà tím
– Bơ
– Các loại đậu và hạt
– Dầu thực vật
5. Các thực phẩm cần tránh
Bên cạnh những thực phẩm nên tăng cường bổ sung vào thực đơn hàng ngày, người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng những món sau:
– Chất béo và thực phẩm chứa nhiều đạm, đồ chiên rán dầu mỡ không dành cho người bệnh.
– Thức uống có cồn, chất kích thích như bia, rượu, cà phê cũng cần được hạn chế.
– Đồ cay nóng làm tăng triệu chứng đau lưng nên cũng cần tránh.
– Các loại thức ăn chứa purin và fructose như cà dưa muối, nội tạng động vật, cá trích cần hạn chế ăn vì khi nạp vào cơ thể kích thích phản ứng viêm, làm cơn đau nghiêm trọng hơn.
Trên đây là một số thông tin tổng quan về thoát vị đĩa đệm, triệu chứng cũng như cách ăn uống phù hợp với người bệnh.