Phẫu thuật cắt lợi là giải pháp hoàn hảo cho những nụ cười hở lợi kém duyên dáng, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng hở lợi. Tuy vậy vẫn còn không ít người băn khoăn phẫu thuật cắt lợi có nguy hiểm không. Cùng tìm hiểu bài viết để được giải đáp thắc mắc bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu khái quát về phẫu thuật cắt lợi
Phẫu thuật cắt lợi là thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ một phần mô lợi, mô nướu bám ở trên thân răng. Đây là kỹ thuật được sử dụng với mục đích loại bỏ phần lợi bị viêm nhiễm hoặc phần nướu bị thừa ra gây hở lợi và một số mục đích khác. Trước tiên, bác sĩ sẽ thực hiện bóc tách phần lợi bị thừa, điều chỉnh để cho thân răng lộ ra ngoài nhiều hơn. Quy trình sẽ được thực hiện ngay trong khoang miệng, đường viền được khâu nhìn chung sẽ không để lại sẹo.
Hiện nay, bạn có thể lựa chọn giữa những phương pháp cắt lợi khác nhau, trong đó các phương pháp phổ biến bao gồm:
– Cắt lợi thủ công bằng dao
Là phương pháp cắt lợi truyền thống sử dụng công cụ là dao mổ nha khoa. Phương pháp này đòi hỏi sự khéo léo, kinh nghiệm cũng như tay nghề của bác sĩ phẫu thuật.
– Cắt lợi bằng điện
Phương pháp này cắt lợi bằng cách sử dụng sóng điện tử, dòng tia lửa điện ở tần số cao để loại bỏ phần lợi bị viêm. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần đảm bảo sử dụng ở những khu vực không có máu, không được tiếp xúc với xương hàm.
– Cắt lợi bằng tia laser
Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, phương án cắt lợi bằng tia Laser chính là giải pháp hàng đầu. Bác sĩ sẽ sử dụng bộ máy chuyên dụng có khả năng phóng chùm tia sáng được khuếch đại, tỏa ra bức xạ cao. Loại ánh này này có khả năng đốt chết các tế bào mô nướu bị nhiễm khuẩn, nhất là những vi khuẩn Actinobacillus Actinomycetemcomitans.
2. Trường hợp nào nên phẫu thuật cắt lợi?
Phẫu thuật cắt lợi được áp dụng trong những trường hợp như:
– Lợi bị viêm
Với những bệnh nhân bị viêm lợi nặng, không thể điều trị bằng phương pháp khác thì bắt buộc phải cắt lợi. Sau khi cắt bỏ phần lợi bị viêm, bác sĩ sẽ thuận lợi hơn trong quá trình điều trị bệnh lý hoặc diệt vi khuẩn đang bám ở chân răng.
– Phì đại u
Đối với những bệnh nhân có khối u phì đại, phương pháp cần nhất đó là cắt lợi. Bởi nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là do vi khuẩn tấn công gây kích ứng lây lan với tốc độ nhanh.
Thông thường, việc uống thuốc chỉ có tác dụng giảm đau, giảm ê buốt tạm thời chú không thể điều trị dứt điểm được. Trong trường hợp này thì phẫu thuật cắt lợi là giải pháp cần thiết.
– Lợi thừa, lợi trùm răng
Lợi thừa và lợi trùm răng khiến cho quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không được thuận lợi. Lúc này, bệnh nhân sẽ dễ cắn phải mô nướu, dẫn đến nguy cơ tổn thương, chảy máu và nhiễm trùng. Hiện tượng này tương đối phổ biến ở những người đang mọc răng khôn, bởi một phần lợi che lấp hết bề mặt răng sẽ khiến cho chúng không thể phát triển bình thường, gây nên nhiều triệu chứng khó chịu. Trường hợp cần thiết thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn loại bỏ răng khôn.
– Điều trị hở lợi
Phẫu thuật cắt lợi là biện pháp điều trị hở lợi vô cùng phổ biến, với phần lợi bị thừa che phủ lên thân răng sẽ được bác sĩ tính toán và loại bỏ bớt. Sau khi cắt nướu thừa, chân răng sẽ bị lộ ra và phần lợi được đẩy lên cao hơn. Do đó, mỗi khi cười sẽ không tạo ra tình trạng hở lợi nữa.
3. Phẫu thuật cắt lợi có nguy hiểm hay không?
Với thắc mắc, phẫu thuật cắt lợi có nguy hiểm hay không, trước tiên, bạn cần biết, phẫu thuật cắt lợi chỉ là 1 tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa, không gây xâm lấn vào cấu trúc của răng. Do đó, chúng đặc biệt rất an toàn với bệnh nhân, rất ít xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê hoặc là gây mê. Do đó, bạn sẽ hoàn toàn không có cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ có cảm giác hơi tế. Lúc này, hãy sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ giúp cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, quy trình này đều chỉ được thực hiện trong khoang miệng, đường viền lợi sẽ được khâu bằng chỉ thẩm mỹ nên đảm bảo sẽ không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Ngoài ra, trước khi tiến hành cắt lợi, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra sức khỏe tổng quát, nếu như sức khỏe của bạn không đáp ứng được điều kiện cần thiết thì bác sĩ hoàn toàn có thể từ chối. Ngoài ra, nếu như bạn đang mắc các bệnh lý về răng miệng thì cần điều trị dứt điểm trước khi cắt nướu răng. Nhìn chung, tiểu phẫu cắt lợi diễn ra đơn giản, an toàn nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
3. Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật cắt lợi như nào?
Thông thường, sau khi cắt lợi, bạn sẽ mất khoảng từ 5 đến 7 ngày để hết sưng tấy và khoảng từ 3 đến 6 tháng để hoàn toàn bình phục. Tuy nhiên, để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, bạn cần tuân thủ một số khuyến cáo trong cách chăm sóc răng lợi sau thẩm mỹ như sau:
– Khoảng từ 5 đến 7 ngày sau cắt: Uống thuốc kháng sinh chống viêm, chống phù nề theo chỉ định của bác sĩ
– 2 ngày đầu sau khi cắt, bạn chỉ nên ăn cháo loãng
– Thay thế bàn chải bằng nước súc miệng diệt khuẩn để có thể vệ sinh răng miệng, thời gian sau bạn có thể sử dụng bàn chải để đánh răng một cách nhẹ nhàng
– Không ăn nhiều thức ăn cay nóng, chứa axit dễ gây kích ứng và viêm nướu
– Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để giúp cho vết thương nhanh hồi phục
– Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia hoặc cà phê
– Thăm khám và kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ
Nhìn chung, bạn không cần phải quá lo lắng vấn đề phẫu thuật cắt lợi có nguy hiểm không bởi nếu như lựa chọn cơ sở thẩm mỹ, nha khoa uy tín có bác sĩ giỏi thì quá trình phẫu thuật sẽ có hiệu quả tối đa. Ngoài ra, đừng quên tìm kiếm cơ sở được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, phòng vô trùng để đảm bảo an toàn khi phẫu thuật bạn nhé.