Hôi miệng uống gì hay hôi miệng khắc phục nhanh qua đường ăn uống như thế nào? Đây là điều thắc mắc của nhiều người. Bởi, vấn đề hôi miệng có thể xảy ra ở mọi đối tượng và giải quyết tức thời là điều mà ai cũng mong muốn.
Menu xem nhanh:
1. Vấn đề hôi miệng và nguyên nhân hình thành
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi mà những người tiếp xúc với đối tượng bị vấn đề này có thể nhận ra. Hôi miệng có thể xảy ra tạm thời do ăn uống, hoặc cũng có thể là bệnh lý cần được đến các cơ sở y khoa để được điều trị đúng cách. Dù là vấn đề nào, thì hôi miệng cũng gây ra những bối rối, tự ti, mặc cảm trong giao tiếp. Thêm nữa, trong nhiều tình huống, chứng hôi miệng cũng làm người đối diện khó chịu, khiến cuộc giao tiếp không trọn vẹn.
Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng.
1.1. Ăn uống
Những thực phẩm chứa hợp chất sulfur dễ dàng để lại mùi trong khoang miệng. Bên cạnh đó, khi nhai, cắn thông thường, thức ăn thường bị dính, giắt lại kẽ răng. Những vụn thức ăn này phân hủy bởi nước bọt và gây mùi. Hãy cẩn trọng việc hơi thở có mùi khi ăn các thực phẩm như hành, tỏi, các loại gia vị cũng như các rau củ mùi đậm,…
Với nguyên nhân này, chúng ta có thể khắc phục bằng việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn để tránh vấn đề mùi hôi do thực phẩm cũng như tìm lời giải đáp xem hôi miệng uống gì. Tuy nhiên nếu việc vệ sinh không khắc phục được chứng hôi miệng, thì rất có thể, vấn đề hôi miệng còn xuất phát từ nguyên nhân khác.
1.2. Vấn đề vệ sinh
Vệ sinh răng miệng kém luôn là nguyên nhân quan trọng trong việc hơi thở có mùi khó chịu. Việc lười đánh răng; đánh răng ẩu, không kỹ càng, không đúng cách; không vệ sinh lưỡi khi đánh răng;… đều khiến dần hình thành mùi hôi khoang miệng.
Ngoài ra, một số yếu tố khác trong vấn đề vệ sinh răng miệng có thể là những nguyên nhân hình thành vấn đề hôi miệng như:
– Răng giả không được vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách.
– Răng khấp khểnh, không đều, chen chúc khó vệ sinh
– Răng niềng nhưng không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ
1.3. Bệnh lý nha khoa
Các bệnh lý nha khoa với tình trạng viêm nhiễm là những nguyên nhân hàng đầu trong vấn đề mùi hôi khoang miệng. Hôi miệng có thể xuất phát từ các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,…
1.4. Bệnh lý khác
Nhiều bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến khoang miệng, gây mùi khoang miệng như:
– Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như: viêm amidan, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang,…
– Tắc ruột thấp
– Tiểu đường
– Suy gan
– Suy thận
Với những vấn đề này thì việc tìm lời giải đáp hôi miệng uống gì cũng rất khó đáp ứng.
1.5. Vấn đề thói quen và ảnh hưởng từ cuộc sống
Hút thuốc lá, lười uống nước, hay dùng xịt thơm miệng,… đều là những nguyên nhân khiến miệng khô, hơi thở có mùi.
Bên cạnh đó. việc sử dụng một số loại thuốc điều trị tâm lý, huyết áp, … cũng có thể gây tác dụng phụ khô miệng và hơi thở có mùi.
2. Giải pháp cần để giảm tình trạng hôi miệng
2.1. Điều trị đúng bệnh lý nguyên nhân hôi miệng
Tình trạng hôi miệng có thể bất chợt theo thời điểm tùy nguyên nhân, cũng có thể là do vấn đề bệnh lý kéo dài. Tùy theo từng nguyên nhân mà giải pháp cho tình trạng hôi miệng cũng khác nhau. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay để kiểm tra nguyên nhân, chữa hôi miệng và chữa bệnh phù hợp khi chứng hôi miệng kèm theo những vấn đề như:
– Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên, đúng cách nhưng vẫn bị hôi miệng
– Có triệu chứng bệnh lý như chảy máu chân răng, răng lợi nhạy cảm,…
– Có hiện tượng tụt nướu, đau răng, răng yếu, răng giả sứt mẻ hoặc vỡ,…
– Ợ chua, khô miệng, đau rát cổ họng,…
– Hôi miệng dai dẳng lâu ngày.
2.2. Hôi miệng uống gì để cải thiện tình trạng?
Nếu băn khoăn hôi miệng uống gì thì: để cải thiện chứng hôi miệng từ việc uống gì, bạn có thể lựa chọn các cách như:
– Uống nhiều nước: Nước sẽ làm trung hòa mùi hôi khoang miệng, đồng thời, bổ sung độ ẩm phù hợp để tránh tình trạng hôi miệng nặng hơn.
– Uống trà xanh: Không chỉ ngon và dễ uống, trà xanh còn chứa hợp chất polyphenol giúp tiêu diệt các hợp chất lưu huỳnh – nguồn gốc mùi hôi miệng và làm giảm mùi hôi khó chịu.
– Uống nước chanh pha: Axit citric trong chanh giúp thể tiêu diệt những loại vi khuẩn, giảm bớt mùi hôi miệng. Chú ý uống với nồng độ chanh trong nước phù hợp để không hại dạ dày cũng như làm tăng độ khô của họng miệng.
– Uống giấm táo pha loãng: Hợp chất pectin tốt cho lợi khuẩn, tiêu diệt hại khuẩn và giúp người bệnh giảm bớt mùi hôi miệng.
Cũng cần chú ý rằng, những cách trên đây không phải là cách trị hôi miệng. Nếu có vấn đề hôi miệng, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán tìm đúng nguyên nhân. Đó mới là cách chữa hôi miệng triệt để.
2.3. Vệ sinh răng miệng để phòng ngừa chứng hôi miệng
Giữ vệ sinh răng miệng là điều vô cùng quan trọng trong việc giúp bản thân có một hơi thở tươi mát, không mùi khó chịu. Hãy chú ý thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách với:
– Đánh răng đúng cách, chọn bàn chải phù hợp, không đánh răng quá mạnh dễ làm tổn thương nước lợi cũng như răng của bản thân,
– Đánh răng 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối để bảo vệ răng miệng cũng như tránh mùi hôi
– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, phòng ngừa vi khuẩn phát sinh.
– Cạo lưỡi là việc cần thiết để loại bỏ vi khuẩn và mùi khoang miệng.
– Chọn kem đánh răng có flo để ngừa sâu răng, bảo vệ men răng và hơi thở thơm mát.
– Súc miệng sau khi ăn với nước kháng khuẩn để bảo vệ nướu và ngăn ngừa sâu răng.
2.4. Tuân thủ thói quen sinh hoạt tốt để bảo vệ răng miệng cùng hơi thở thơm mát
– Bảo vệ hàm răng với dụng cụ bảo vệ khi tham gia các hoạt động thể thao có nguy cơ tai nạn.
– Không hút thuốc.
– Ăn uống lành mạnh với chế độ cân bằng dinh dưỡng, hạn chế đồ ngọt và các thức ăn nhiều axit để bảo vệ men răng.
– Uống nhiều nước để tránh vấn đề miệng khô và dễ gây mùi khoang miệng.
– Khám nha khoa định kỳ mỗi năm 2 lần để an tâm sức khỏe răng miệng.
Như vậy, bên cạnh vấn đề hôi miệng uống gì, hãy chú ý chăm sóc răng miệng từ việc thực hiện các thói quen tốt và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bên cạnh đó, đừng quên thăm khám sớm để điều trị đúng nguyên nhân, bảo vệ sức khỏe cũng như đảm bảo loại bỏ chứng hôi miệng phù hợp, đúng cách.