Gãy xương hàm bao lâu thì lành?

Tai nạn hay thẩm mỹ hàm mặt sai cách là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy xương hàm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý mà còn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Điều mà khiến bệnh nhân lo lắng nhiều nhất đó là gãy xương hàm bao lâu thì lành lại và làm cách nào để nhanh phục hồi?

Gãy xương hàm bao lâu thì lành?

Theo các bác sỹ chuyên khoa xương khớp của Bệnh viện Thu Cúc cho biết:

Gãy xương hàm bao lâu thì lành? Còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ và tình trạng sức khỏe, thể trạng của từng người. Về nguyên tắc thì sau 4 tháng thì xương gãy đã phải liền rồi, còn 6 tháng thì chắc chắn sẽ phải lành. Các trường hợp nhẹ có thể lành nhanh hơn. Để quá trình xương hàm nhanh liền trở lại như trước bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sỹ.

Gãy xương hàm bao lâu thì lành?

Gãy xương hàm bao lâu thì lành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Đồng thời người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý và có chế độ dinh dưỡng khoa học để xương nhanh liền như:

– Chế độ dinh dưỡng tốt: Đây là một yếu tố đầu tiên giúp cơ thể nhanh phục hồi. Theo đó bạn hãy lựa chọn những thực phẩm cung cấp nhiều canxi protein cùng các vitamin, khoáng chất sẽ khiến bệnh nhân nhanh hồi phục hơn.

– Luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, một tâm trạng vui vẻ, lạc quan: Đây cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu để giúp xương mau lành, cơ thể nhanh khỏe mạnh trở lại. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bệnh nhân có thái độ tích cực và có niềm tin lớn thì sẽ có thời gian hồi phục ngắn hơn so với những bệnh nhân bình thường hoặc bệnh nhân với thái độ tiêu cực.

– Ngoài để thời gian xương hàm nhanh liền nhất, bạn có thể áp dụng các biện pháp tập vật lý trị liệu và bài tập vận động phù hợp với tình trạng của cơ thể. Điều này sẽ giúp cải thiện được tình hình.

Các phương pháp chữa gãy xương hàm

* Điều trị chỉnh hình:

Gồm chỉnh hình và cố định xương:

+ Chỉnh hình trong khoang miệng. Kỹ thuật này ra đời sớm và được nhiều người áp dụng. Hiện đây cũng là cách điều trị phổ thông ở nhiều nơi. Bằng việc nắn chỉnh xương gãy bằng tay hoặc bằng lực kéo. Để kết quả quả chữa trị làm cho răng ít di lệch và cố định lại.

+ Cố định xương hàm: Bằng phương pháp trong miệng, buộc dây thép, nẹp, cố định hàm, làm máng để cố định hai hàm lại. Đồng thời phương pháp ngoài miệng: băng cầm đầu, các khí cụ tựa vào sọ.

* Điều trị phẫu thuật:

Cách này mang lại hiệu quả cao và cho kết quả như mong muốn. Điều trị chỉnh hình thường áp dụng trong những trường hợp đặc biệt. Không thể điều trị bằng chỉnh hình thì làm phẫu thuật. Tuy nhiên, không thực hiện được trong một số tình huống như bệnh nhân mất nhiều răng. Bệnh nhân có nhiều răng bị lung lay và bệnh nhân là trẻ em còn nhiều răng sữa…v.v.

=> Lưu ý: Khi bị gãy xương hàm bạn cần điều trị ngay tại địa chỉ uy tín. Tránh tự ý điều trị tại nhà hoặc đến những địa cơ sở phòng khám nhỏ không có đủ trang thiết bị y tế, tay nghề bác sỹ kém dễ gặp nhiều rủi ro.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital