Gan nhiễm mỡ độ 2 là sự tiến triển từ gan nhiễm mỡ độ 1. Mặc dù không quá nguy hiểm cho người bệnh nhưng nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển thành những giai đoạn nguy hiểm hơn. Vì thế, cần làm gì để kiểm soát tốt lượng mỡ có trong gan, hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 là gì?
Có thể chúng ta chưa biết, gan nhiễm mỡ là tình trạng gan bị xơ hóa, ứ đọng mỡ lại trong gan. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan,…Vậy nên cần sớm phát hiện tình trạng bệnh để có những phương pháp điều trị phù hợp để giảm những nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
Độ 2 là mức độ trung bình, là giai đoạn giữa mức độ nhẹ và nặng của bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu ở giai đoạn 1, chức năng của gan có thể được phục hồi. Nhưng ở giai đoạn 2, chức năng gan có thể hồi phục hay không phụ thuộc vào thời điểm và sức đề kháng của người bệnh.
Người mắc gan nhiễm mỡ độ 2 khi có 10-20% trọng lượng mỡ trong gan. Nếu được điều trị và kiểm soát sớm, bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 sẽ không còn là mối lo. Nhưng nếu phát hiện muộn, bệnh sẽ dễ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: xơ gan, ung thư gan,…
2. Nguyên nhân chính gây bệnh
- Người mắc gan nhiễm mỡ độ 1 chủ quan không điều trị dẫn tới tiến triển sang độ 2.
- Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hợp lý, sinh hoạt không lành mạnh.
- Sử dụng quá nhiều rượu bia.
- Thừa cân, béo phì, quá nhiều cholesterol có trong cơ thể.
- Sử dụng thuốc Tây gây ra nhiều tác dụng phụ.
3. Một số triệu chứng thường gặp
Bệnh nhân bắt đầu xuất hiện một vài triệu chứng ở giai đoạn 2. Tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan, không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng hơn chuyển thành giai đoạn 3, thậm chí tử vong. Một số triệu chứng thường gặp như:
- Đau tức hạ sườn phải: đây là triệu chứng điển hình của bệnh gan nhiễm mỡ. Tình trạng này xảy ra do dịch bị ứ đọng tại gan gây cảm giác tức bụng, khó chịu.
- Mỡ máu cao: thông thường những người mắc mỡ máu cao sẽ thường bị gan nhiễm mỡ. Do gan có khả năng tự sản xuất cholesterol và đẩy chúng vào máu. Tiếp đó khi sử dụng thực phẩm nhiều chất béo, gan cũng có thể giải phóng ra nhiều chất béo và làm tăng cholesterol trong máu.
- Vàng da, vàng mắt: đa số bệnh nhân mắc bệnh lý về gan đều xuất hiện triệu chứng này. Do đó, bệnh nhân cần đi kiểm tra sức khỏe định kì để bảo vệ sức khỏe của mình.
- Kích thức lá gan to, ấn vào bệnh nhân thấy đau: có thể sờ thấy gan.
4. Những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao
Gan nhiễm mỡ là một bệnh rất nguy hiểm và rất khó để phát hiện. Bệnh thường tiến triển từ từ và âm thầm, đôi khi phát hiện ra thì bệnh đã ở mức độ rất nặng. Đặc biệt, căn bệnh này rất phổ biến có thể xảy ra với mọi đối tượng. Trong đó, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này có thể kể đến:
- Người cao tuổi
- Người béo phì, ít vận động
- Người có tiền sử mắc các bệnh lý về gan
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia
5. Cách chẩn đoán gan nhiễm mỡ độ 2
Hầu hết người bệnh thường không biểu hiện triệu chứng cụ thể, vì thế không thể xác định được bệnh nếu như không thăm khám. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, sinh thiết gan,…Ngoài ra bệnh nhân có thể được chụp X-quang, chụp CT, siêu âm, xạ hình gan, soi ổ bụng…để có thể chẩn đoán bệnh chính xác.
6. Phương pháp điều trị chung
Với mỗi bệnh nhân, với từng thể trạng, cơ địa khác nhau, bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị riêng phù hợp với từng người:
6.1. Điều trị gan nhiễm mỡ độ 2 bằng phương pháp nội khoa
Cho tới bây giờ, chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, một số loại thuốc được chỉ định để hỗ trợ kiểm soát bệnh này gồm:
- Choline: hỗ trợ chuyển đổi methyl và thay đổi lipo protein trong cơ thể người bệnh. Thuốc này giúp hỗ trợ phòng ngừa hoặc làm giảm tình trạng bệnh.
- Methionine: hỗ trợ làm tan mỡ, bảo vệ tốt lá gan và giải độc trong gan. Nhưng hiệu suất thấp, chỉ bằng 10-20% thuốc Choline
- Acid amin: không chỉ có tác dụng duy trì, phục hồi chức năng gan khi các tế bào gan bị tổn thương. Mà acid amin còn giúp duy trì hàm lượng protein trong cơ thể người bệnh.
- Một số thuốc vitamin: người bệnh cần bổ sung các vitamin cần thiết vào cơ thể để cung cấp dinh dưỡng cho gan, ngăn ngừa tăng mỡ trong gan.
6.2. Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ độ 2
- Bệnh nhân cần được điều trị khỏi hoàn toàn bệnh lý nền vốn có trước khi điều trị bệnh về gan. Cần điều trị nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ là các bệnh lý như: tiểu đường, viêm gan,…
- Có chế độ ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng, cung cấp cho cơ thể các chất cần thiết. Ngoài ra cần luyện tập thể dục thể thao để kiểm soát tốt cân nặng của bản thân.
7. Phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất cần làm gì?
Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng tuân thủ một số biện pháp phòng ngừa để đạt hiệu quả cao hơn như:
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc và các chất kích thích chứa cồn.
- Cần kiểm soát tốt cân nặng của mình, tuy nhiên không được nhịn ăn quá mức gây tình trạng thiếu chất.
- Bổ sung nhiều rau xanh, các loại trái cây có hàm lượng đường ít.
- Cần tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng, giữ cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Cần giảm lượng cholesterol có trong cơ thể.
Bệnh gan nhiễm mỡ ở mức độ 2 sẽ rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường hãy tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức phòng ngừa hiệu quả nhất.