Đứt dây chằng chéo trước là tai nạn thường gặp với những người hay chơi thể thao. Nhiều người băn khoăn không biết đứt dây chằng chéo trước có đi được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin này cụ thể.
Menu xem nhanh:
1. Đứt dây chằng chéo trước có đi được không?
Dây chằng chéo trước là dây chằng trong gối giúp mâm chày không bị trượt ra trước khi chạy nhảy, leo cầu thang. Khi đứt dây chằng này, triệu chứng hay gặp là bệnh nhân bị mất vững hay “sụm” gối khi chạy, nhảy cao, nhảy xa hay nhảy lò cò trên chân đau, leo cầu thang.
Có những trường hợp bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước vẫn có thể đi lại bình thường, không có triệu chứng sụm gối hoặc triệu chứng sụm gối chỉ xuất hiện khi đi nhanh và xoay người đột ngột. Điều này, dễ khiến người bệnh chủ quan cho rằng dây chằng không bị đứt chậm trễ trong chữa trị. Khi khám bệnh bác sĩ sẽ phát hiện dây chằng đứt bằng các nghiệm pháp khám Lachman và xoay gối.
Đứt dây chằng chéo trước có 3 cấp độ:
- Độ 1 rách tối thiểu các thớ sợi dây chằng
- Độ 2 rách nhiều thớ sợi
- Độ 3 dây chằng bị đứt hoàn toàn
Nếu bị tổn thương dây chằng chép trước ở độ 1 – 2, người bệnh có khả năng hồi phục cho nên có thể đi lại, chạy được.
Độ 3 nếu yếu tố giữ vững khác còn khỏe người bệnh cũng có thể đi lại, chạy bộ bình thường chỉ biểu hiện mất vững,”sụm” gối khi thay đổi hướng đột ngột, đi lên xuống cầu thang… tùy vào sự vững của gối của từng người bệnh.
2. Đứt dây chằng chéo trước phải làm sao?
Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả trong điều trị đứt dây chằng chéo trước.
Khi dây chằng chéo trước đứt, không có khả năng khâu nối lại vì hai đầu đứt rời xa nhau, các bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn gân khác để thay thế cho dây chằng đã bị đứt. Đoạn gân dùng để thay thế sẽ được cố định hai đầu vào xương đùi và xương chày tương ứng ở vị trí bám của dây chằng trước đây và sẽ đóng vai trò của dây chằng chéo trước khớp gối.
Để bảo đảm quá trình hồi phục sau phẫu thuật tốt, bệnh nhân nên tuân thủ đầy đủ các bài tập phục hồi chức năng mà bác sĩ phẫu thuật hướng dẫn. Người bệnh cũng đặc biệt chú ý không nên vận động nhanh, mạnh quá sớm (trong 2 tháng đầu) vì có thể bị đứt lại dây chằng chéo trước. Nên sử dụng một băng gối chức năng để bảo vệ trong thời gian 1-2 năm sau phẫu thuật.
Khoa Ngoại – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang áp dụng phương pháp phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước bằng phương pháp nội soi, an toàn, không đau, khả năng phục hồi tới 90% hoặc hoàn toàn, rút ngắn thời gian hồi phục cho nhiều bệnh nhân.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện theo dõi, kiểm tra định kỳ thường xuyên và hoàn toàn có thể đi lại bình thường sau khi hồi phục. Bên cạnh đó, bệnh viện còn áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế và bảo hiểm phi nhân thọ, hỗ trợ tối đa cho mọi người bệnh.