Tình trạng nuốt vướng lâu ngày gây ra nhiều khó khăn, cản trở người mắc tận hưởng cuộc sống. Đây cũng là biểu hiện của khá nhiều bệnh lý ẩn sau mà đôi khi chúng ta không thực sự chú tâm. Bài viết này cùng bạn tìm hiểu triệu chứng cũng như tìm hiểu: Kỹ thuật đo HRM chẩn đoán nguyên nhân nuốt vướng kéo dài như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Những nguyên nhân gây nuốt vướng kéo dài thường gặp
1.1. Nguyên nhân gây nuốt vướng kéo dài do yếu tố cơ học
– Hẹp thực quản: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó khăn khi nuốt, thường do sẹo từ viêm hoặc chấn thương, hoặc do sự phát triển của các khối u.
– Khối u thực quản: Các khối u, dù lành tính hay ác tính, đều có thể làm hẹp lòng thực quản, gây cản trở quá trình nuốt thức ăn.
– Dị vật trong thời gian dài: Vật lạ như xương cá hoặc viên thuốc mắc kẹt trong thực quản có thể gây ra cảm giác khó nuốt và đau.
– Bất thường về mặt cấu trúc: Các dị tật bẩm sinh như vòng thực quản hoặc túi thừa Zenker cũng có thể gây khó khăn khi nuốt.
1.2. Nguyên nhân gây nuốt vướng lâu ngày do yếu tố chức năng
– Rối loạn chức năng vận động thực quản: Bao gồm các bệnh như Achalasia (co thắt tâm vị), co thắt thực quản lan tỏa và tình trạng cơ thắt thực quản hoạt động không bình thường, có thể cản trở quá trình nuốt.
– Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây viêm và làm hẹp thực quản, gây khó nuốt.
– Rối loạn thần kinh – cơ: Các bệnh như Parkinson và xơ cứng teo cơ cột bên (ALS) có thể ảnh hưởng đến sự phối hợp cơ bắp cần thiết cho việc nuốt.
2. Vai trò của chẩn đoán chính xác bệnh lý từ triệu chứng nuốt vướng
Chẩn đoán đúng bệnh lý từ triệu chứng khó nuốt đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Cụ thể, chẩn đoán chính xác mang lại các lợi ích sau:
– Xác định nguyên nhân cụ thể: Việc chẩn đoán chính xác giúp làm rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng khó nuốt, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Nguyên nhân có thể bao gồm các yếu tố cơ học như hẹp thực quản, khối u, dị vật hoặc các yếu tố chức năng như rối loạn vận động thực quản, GERD, hoặc các rối loạn thần kinh – cơ.
– Hướng dẫn điều trị hiệu quả: Với chẩn đoán đúng, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, từ điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa đến các biện pháp hỗ trợ khác. Điều này giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng và hạn chế các biến chứng tiềm ẩn.
– Ngăn ngừa biến chứng: Chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hít, sụt cân, suy dinh dưỡng và thậm chí ung thư thực quản trong trường hợp khối u ác tính.
– Giảm chi phí điều trị: Việc chẩn đoán đúng bệnh từ đầu giúp tránh các chi phí không cần thiết cho các xét nghiệm và điều trị không hiệu quả, từ đó tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho bệnh nhân.
– Cải thiện chất lượng cuộc sống: Khi triệu chứng khó nuốt được chẩn đoán và điều trị hiệu quả, bệnh nhân sẽ giảm bớt cảm giác khó chịu, cải thiện khả năng ăn uống và nâng cao chất lượng cuộc sống.
3. Kỹ thuật đo HRM chẩn đoán nguyên nhân nuốt vướng lâu ngày
3.1. Đo HRM là gì, cơ chế hoạt động ra sao?
Đo áp lực nhu động thực quản (HRM) là một kỹ thuật y khoa hiện đại, hỗ trợ phân tích chi tiết chức năng của thực quản. Kỹ thuật này sử dụng một ống mềm, nhỏ với các cảm biến áp lực để ghi nhận các cơn co thắt của thực quản và sự phối hợp của các cơ trong quá trình di chuyển thức ăn xuống dạ dày.
Ống thông HRM có đường kính khoảng 5mm, được luồn qua mũi, xuống họng và vào thực quản. Trên ống có các cảm biến áp lực được đặt cách nhau 1-2 cm dọc theo toàn bộ chiều dài của thực quản. Khi nuốt, thức ăn kích thích các cảm biến áp lực ghi lại các cơn co bóp của thực quản. Máy đo sẽ ghi lại và phân tích dữ liệu về áp lực, thời gian và vị trí của các cơn co bóp.
Dựa trên dữ liệu thu thập được, bác sĩ có thể đánh giá chức năng thực quản, bao gồm:
– Khả năng co bóp và di chuyển thức ăn của thực quản.
– Áp lực của cơ thắt thực quản trên và dưới.
– Phát hiện các bất thường về nhu động thực quản, chẳng hạn như co thắt thực quản, giãn thực quản hoặc rối loạn nhu động thực quản.
3.2. Ứng dụng đo HRM trong các trường hợp nào?
Ứng dụng HRM trong các tình huống sau:
– Khó nuốt, đau khi nuốt, nuốt vướng lâu ngày, nghẹn mà không rõ nguyên nhân.
– Tình trạng ợ nóng, ợ chua kéo dài.
– Đau ngực không rõ nguyên nhân (đã loại trừ nguyên nhân liên quan đến tim mạch).
– Bệnh nhân có rối loạn nuốt, nghi ngờ rối loạn nhu động thực quản (co thắt tâm vị, thực quản Jackhammer, co thắt toàn bộ thực quản, v.v.).
– Bệnh nhân với biểu hiện trào ngược dạ dày ngoài thực quản.
– Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản không đáp ứng với thuốc ức chế bơm proton (PPI).
– Bệnh nhân có các bệnh hệ thống như xơ cứng bì và có triệu chứng ở thực quản.
– Xác định vị trí cơ thắt thực quản dưới (LES) hỗ trợ kỹ thuật đo pH thực quản.
– Đánh giá phẫu thuật cơ thắt thực quản dưới (trước hoặc sau)
Một số trường hợp chống chỉ định với phương pháp HRM: Người bệnh tim, hô hấp nặng, người bị dị ứng với thành phần nhựa của máy đo, người có tiền sử cắt mổ thực quản, ung thư thực quản. Ngoài ra chống chỉ định với người hẹp thực quản, xuất huyết tiêu hóa trên,.. phụ nữ có thai hoặc bệnh nhân thần kinh không hợp tác
3.3. Vai trò của HRM trong chẩn đoán bệnh lý từ biểu hiện nuốt vướng lâu ngày
Thực tế, các dấu hiệu như nuốt vướng lâu ngày, nuốt khó, nuốt nghẹn,… hay các cơn ợ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ riêng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Nhiều bệnh nhân được điều trị trào ngược dạ dày – thực quản nhưng nguyên nhân thực sự lại không phải từ trào ngược. Điều này khiến việc điều trị lâu khỏi và tốn kém.
Khi đó, phương pháp HRM chẩn đoán rối loạn vận động và chức năng thực quản sẽ trở nên vô cùng quan trọng. Nó giúp phát hiện các bất thường trong vận động và chức năng của thực quản. Từ đó bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị đúng bệnh và hiệu quả điều trị cũng cao hơn.
Nhìn chung biểu hiện nuốt vướng lâu ngày là triệu chứng tưởng đơn giản để đoán bệnh nhưng lại ẩn chứa nhiều khúc mắc trong chẩn đoán và điều trị. Kỹ thuật đo HRM chính là phương pháp tân tiến hiện đại được Thu Cúc TCI tiên phong ứng dụng trong chẩn đoán các rối loạn nuốt ở người. Ngoài ra, kỹ thuật này còn kết hợp với phương pháp tiên tiến như đo pH thực quản 24h giúp chẩn đoán chính xác và kiểm soát bất thường khi nuốt hay tình trạng ợ chua, ợ nóng do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (GERD).