Khi bị đổ ghèn mắt vào mỗi sáng khi thức dậy và bạn cảm thấy có nhiều triệu chứng khác đồng thời, đừng chủ quan. Hãy đi khám để phát hiện và chẩn đoán bệnh kịp thời.
Mắt là một trong những bộ phận nhạy cảm với sự thay đổi của môi trườn. Nếu bạn bất ngờ phát hiện mắt đổ ghèn nhiều hơn thường lệ và có những triệu chứng và dấu hiệu khác, nên suy nghĩ đến việc đi khám để nhận sự chăm sóc của bác sĩ nhãn khoa. Bác sĩ sẽ xác định và chẩn đoán bệnh của bạn, từ đó đề xuất phương pháp điều trị kịp thời để bảo vệ thị lực và sức khỏe mắt.
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng mắt bị ghèn (gỉ mắt)
Gỉ mắt, hay còn được gọi là ghèn mắt, thường hình thành khi bạn đi ngủ. Mặc dù chúng ta thường cảm thấy phiền lòng khi thức dậy và thấy gỉ mắt, nhưng nó lại có tác dụng quan trọng không ngờ đến. Lớp gỉ mắt này giữ cho mắt ẩm ướt và ngăn nước mắt chảy ra. Nếu không có lớp gỉ này, có thể gây ra tình trạng khô mắt nguy hiểm.
Một ít gỉ ở khóe mắt khi thức dậy là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu mắt chảy nhiều gỉ liên tục, đây có thể là dấu hiệu cho các vấn đề bất thường trong cơ thể. Nếu mắt chảy nhiều gỉ mà không có triệu chứng đau nhức sưng tấy, có thể do bụi bẩn bám vào mắt quá nhiều.
Tuy nhiên, nếu đổ ghèn mắt và kèm theo các triệu chứng như đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt, giảm thị lực,… có thể là tình trạng viêm nhiễm ở mắt hoặc các bệnh về mắt khác. Trong trường hợp này, nên đến trung tâm nhãn khoa để được khám và điều trị thích hợp.
2. Những bệnh lý bạn có thể đang mắc nếu thấy ghèn mắt
2.1. Nhiễm trùng mắt
Nhiều loại nhiễm trùng mắt khác nhau, ví dụ như viêm bờ mi (viêm mí mắt), có thể gây kích thích mắt, dẫn đến tình trạng mắt đổ ghèn hoặc khô mắt.
Biểu hiện của mắt đổ ghèn là lông mi bị dính lại và bạn có thể gặp khó khăn khi mở mắt vào buổi sáng. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên sử dụng gạc ấm để vệ sinh mí mắt, rửa mí mắt bằng dầu gội trẻ em được pha loãng với nước. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm đi hoặc có các triệu chứng khác như đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt, nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn và điều trị thích hợp.
2.2. Nhiễm cảm lạnh
Sự nhiễm virus ở mắt, chẳng hạn như viêm kết mạc, thường xảy ra đồng thời với bệnh cảm lạnh thông thường, gây ra các triệu chứng như đỏ mắt và chảy nước mắt, làm mắt bị kích thích. Bệnh cảm lạnh ảnh hưởng đến tất cả các màng nhầy trong đầu của bạn.
Khi cơ thể hồi phục, triệu chứng mắt đổ ghèn mắt cũng giảm đi. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện mắt vẫn tiếp tục đổ ghèn và có màu xanh lá cây, hãy đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nhiễm trùng xoang.
2.3. Viêm kết mạc
Khi bạn có triệu chứng mắt đổ ghèn, mắt đỏ, đau, và nhạy cảm với ánh sáng, đó có thể là các dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải viêm kết mạc và cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Đặc biệt, nếu bạn cảm thấy chảy gỉ mắt, đau mắt kèm theo thay đổi tầm nhìn, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị một cách cụ thể nhất.
2.4. Dị ứng
Viêm kết mạc thường xuất hiện khi cơ thể bị dị ứng, dẫn đến tình trạng mắt ngứa, đỏ, và đổ ghèn mắt liên tục khi lau mắt.
Việc sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt chứa kháng histamin có thể giúp giảm triệu chứng này. Ngoài ra, cố gắng tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng trong không khí cũng giúp phòng ngừa các triệu chứng dị ứng không mong muốn.
2.5. Tắc tuyến lệ
Mắt thông thường sẽ liên tục sản xuất nước mắt trong suốt ngày. Tuy nhiên, khi tuyến lệ bị tắc, nước mắt không thể dẫn đi xuống các tuyến lệ thông với mũi, dẫn đến tình trạng chảy nước mắt và gỉ mắt nhiều.
Tình trạng này thông thường có thể tự khỏi, nhưng trong nhiều trường hợp bệnh nặng và kéo dài, bạn có thể cần đến sự can thiệp của bác sĩ để điều trị hiệu quả.
2.6. Mắt khô
Mắt đổ ghèn đôi khi cũng có thể do mắt bị khô. Khi tuyến lệ không hoạt động hiệu quả để bôi trơn mắt, có thể dẫn đến tình trạng chảy nhiều nước mắt và gỉ mắt. Tuyến lệ sẽ cung cấp nhiều nước mắt hơn khi cảm thất tín hiệu mắt bị khô. Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để bổ sung độ ẩm cho mắt và giảm tình trạng khô mắt.
2.7. Kính áp tròng cũ hoặc bẩn
Kính áp tròng cũ, bẩn có thể trở thành môi trường lý tưởng cho virus và vi khuẩn xâm nhập vào mắt, gây ra viêm nhiễm. Nếu bạn gặp tình trạng mắt chảy nhiều ghèn do đã lâu không làm sạch hoặc thay mới kính áp tròng, hãy xem xét việc thay mới để bảo vệ mắt và tránh nguy cơ viêm nhiễm.
2.8. Tuyến trong mắt bị tắc khiến đổ ghèn mắt
Đôi mắt của chúng ta liên tục sản xuất nước mắt trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, khi độ ẩm vượt quá mức cần thiết, nước mắt có thể thoát ra qua các khe hở ở mí mắt trên và dưới. Nếu những khe hở này bị tắc hoặc có sự tắc nghẽn sâu trong đường ống sau phần khe hở, sẽ dẫn đến tình trạng chảy nước mắt quá mức. Việc này có thể tự khắc phục hoặc đòi hỏi can thiệp từ chuyên gia y tế.
2.9. Đổ ghèn mắt ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường có nhiều chất nhầy mắt, nhưng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu nhiễm trùng mắt. Thậm chí, khoảng 20% trẻ sơ sinh có tắc tuyến lệ, nhưng điều này thường tự khắc phục trong năm đầu tiên.
Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ có thể có chất nhầy mắt màu xanh hoặc vàng suốt cả ngày, không chỉ khi trẻ thức dậy. Để giúp xử lý tình trạng này ở nhà, bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý NaCl 0,9% cho trẻ khoảng 6 lần mỗi ngày. Sau đó, bạn nên mát-xa nhẹ ở góc mắt và vuốt xuống theo hướng mũi.
Tác dụng của việc này là nhẹ nhàng tạo áp lực lên tuyến lệ, giúp thông chất lỏng khỏi ống mũi lệ và giải phóng điểm bị tắc. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc mắt của bé trở nên đỏ và sưng, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Nếu khi bé 1 tuổi mà tắc tuyến lệ vẫn không thuyên giảm, có thể cần phẫu thuật để mở ống nước mắt.
3. Phòng bệnh
Đôi mắt luôn là cửa sổ nhạy cảm tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh. Để phòng ngừa triệu chứng mắt đổ ghèn, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
– Sử dụng nước đun sôi để nguội lau mắt cho trẻ. Đối với người lớn, sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo để nhỏ mắt.
– Sử dụng khăn mặt, khăn tắm riêng biệt để tránh vi khuẩn và dơ bẩn.
– Sau mỗi lần sử dụng, hãy giặt sạch và phơi khăn dưới ánh nắng để diệt khuẩn.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy mắt đổ ghèn vào buổi sáng và chỉ có cục nhầy nhỏ nằm ở phía khóe mắt, không cần lo lắng nhiều vì đây có thể là hoạt động sinh lý bình thường của mắt để loại bỏ bụi và tạp chất từ môi trường. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên đeo kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường nhiều bụi và thỉnh thoảng rửa mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý.
Tuy nhiên, nếu đổ ghèn mắt nhiều kèm theo các triệu chứng như đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt, giảm thị lực, bạn nên đến trung tâm nhãn khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, vì có thể bạn đang bị viêm nhiễm mắt hoặc mắt bị tắc tuyến lệ.