Dinh dưỡng dành cho trẻ 8 tháng bị táo bón 

Tham vấn bác sĩ

Chữa táo bón cho trẻ 8 tháng trong độ tuổi ăn dặm không hề khó khăn như nhiều phụ huynh vẫn nghĩ. Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến trẻ bị táo bón là do chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng. Do vậy để trị trẻ 8 tháng bị táo bón, bố mẹ chỉ cần thay đổi thực đơn, bổ sung các thực phẩm cực đơn giản mà hiệu quả ngay tại bài viết dưới đây.

Menu xem nhanh:

1. Những thực phẩm nên ăn khi trẻ bị táo bón

1.1 Các loại rau củ dành cho trẻ 8 tháng bị táo bón

Lượng lớn chất xơ có trong các loại rau xanh giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tích cực hơn, giải quyết tình trạng táo bón cho trẻ.

Lượng lớn chất xơ có trong các loại rau xanh giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tích cực hơn, giải quyết tình trạng táo bón cho trẻ.

Các loại rau của là thực phẩm đầu tiên nằm trong danh sách thực phẩm phải bổ sung khi trẻ bị táo bón. Lượng lớn chất xơ có trong các loại rau xanh giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tích cực hơn, dễ dàng thải phân ra ngoài và giải quyết tình trạng táo bón cho trẻ. Tuy nhiên không phải loại rau nào cũng có tác dụng trị táo bón, mẹ nên ưu tiên những loại rau sau:

– Rau mồng tơi, rau đay, đậu bắp: chứa lượng lớn chất nhầy pectin, một chất có tác dụng làm nhuận tràng rất tốt. Vì thế, khi trẻ có biểu hiện táo bón, mẹ cho con ăn rau này đều đặn khoảng 3 ngày, tình trạng đi đại tiện phân cứng sẽ được cải thiện đáng kể.

– Súp lơ xanh: một loại rau có hàm lượng vitamin C, K và folate cao. Việc này sẽ cực kỳ có lợi cho sự sinh trưởng, cung cấp một lượng lớn chất xơ lớn khiến phân đi qua ruột một cách dễ dàng hơn.

– Cải bruxen, bắp cải: cũng chứa làm lượng chất xơ lớn, bởi vậy nếu thường xuyên cho bé ăn hai loại rau này sẽ làm giảm táo bón đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón.

– Cải thảo: có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giúp cải thiện hoạt động của đường ruột.

– Rau má, của cải đỏ, của cải trắng: có tính hàn sẽ giúp làm mát cơ thể và kích thích tiêu hóa.

– Các loại đậu: có tác dụng nhuận tràng tốt. Chẳng hạn như trong 182g đậu chín có chứa khoảng 80% lượng chất xơ bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan nên hiệu quả rất tốt cho đường ruột ở trẻ.

1.2 Loại hoa quả cần bổ sung cho trẻ 8 tháng bị táo bón

Ngoài rau xanh, các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm đến các loại quả để giúp giảm thiểu tình trạng trẻ bị táo bón. Bố mẹ có thể cho con ăn những loại quả này vào bữa phụ:

– Kiwi: chứa một loại enzyme tên là actinidia phá vỡ protein để thúc đẩy dạ dày tiêu hóa nhanh hơn từ đó giảm thời gian trung chuyển qua ruột, tăng tần suất đi đại tiện. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ ăn khoảng 200 gram kiwi mỗi ngày sẽ giúp tăng tần suất đi đại tiện mà không cần sử dụng đến thuốc.

– Táo: một quả táo trung bình sẽ cung cấp 17% lượng chất xơ. Ngoài ra, táo có chứa một loại chất xơ hòa tan tên là pectin. Chất này sau khi được hệ vi khuẩn đường ruột lên men thành các chuỗi acid béo ngắn sẽ có khả năng kéo nước vào ruột, làm mềm phân. Bởi vậy, quả táo được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng khi trẻ có biểu hiện táo bón.

– Lê: chứa 2 loại đường là fructose và sorbitol cao cũng có tác dụng kéo nước vào lòng mạch để nhuận tràng tự nhiên.

1.3 Nhóm thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn, magie và kẽm cho trẻ bị táo bón

Không chỉ có rau của quả, chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón cần được bổ sung đa dạng các loại thực phẩm:

– Sữa chua: đây là thực phẩm không thể thiếu trong danh sách thực phẩm lợi khuẩn cho trẻ. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong mỗi 100 gram sữa chua chứa 1,1 gram chất xơ. Thêm vào đó, nguồn lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ có khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa vi khuẩn có hại đến chức năng tiêu hóa của trẻ. Từ đó sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.

Sữa chua là thực phẩm không thể thiếu cho trẻ bị táo bón

Sữa chua là thực phẩm không thể thiếu cho trẻ bị táo bón

– Bánh mì lúa mạch đen: đây là loại bánh mì rất giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, làm phân mềm hơn, tăng đi đại tiện trong một ngày.

– Bột yến mạch: đây là thực phẩm được sử dụng phổ biến ở các nước Anh, Mỹ để chống táo bón tái phát ở trẻ nhỏ. Mẹ có thể làm bánh bằng bột yến mạch hỗ trợ cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón.

– Thức ăn giàu kẽm, magie: hạt vừng đen, hạt lanh, tôm, cua, thịt bò,… đều là những thực phẩm giúp kích thích tăng cường nhu động ruột, từ đó giúp đẩy phân ra ngoài một cách dễ dàng hơn.

2. Gợi ý cho mẹ một số món ăn giúp trị táo bón trẻ 8 tháng hiệu quả

Bố mẹ có thể kết hợp những loại thực phẩm trên để chế biến cho trẻ các bữa ăn khoa học, giúp trẻ đỡ bị táo bón hơn. Dưới đây là một số gợi ý các món ăn dễ chế biến:

– Khoai lang trộn sữa: khoai lang sau khi được rửa sạch, thái miếng và hấp chín thì mẹ để nguội, nghiền thật mịn và trộn thêm sữa (có thể là sữa bột pha sẵn hoặc sữa mẹ).

Khoai lang trộn sữa là món ăn thích hợp cho trẻ 8 tháng bị táo bón

Khoai lang trộn sữa là món ăn thích hợp cho trẻ 8 tháng bị táo bón

– Cháo ngao, mồng tơi: mồng tơi kết hợp với ngao giúp tăng cường sự chuyển hóa của thức ăn trong đường ruột. Cách chế biến khá đơn giản: mẹ rửa sạch và băm nhuyễn ngao và rau mồng tơi. Ngao trước khi băm nhuyễn nên luộc và lấy nước để nấu cháo. Sau khi gạo và ngao đã chín mềm, nhuyễn mịn thì mẹ cho rau, dầu/mỡ vào nấu thêm 3-4 phút rồi tắt bếp.

– Sinh tố bơ chuối: mẹ lấy chuối chín và bơ nghiền nhuyễn với nhau sau đó trộn với 2-3 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức là đã được một món ăn dặm thích hợp cho trẻ bị táo bón.

– Cháo bí đỏ tôm: Bí đỏ chứa hàm lượng chất xơ cao cùng tôm chứa nhiều kẽm giúp bé cải thiện táo bón hiệu quả. Mẹ có thể kết hợp với đậu xanh (đã được ngâm qua đêm để loại bỏ phytate) hoặc loại củ khác sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn, kích thích bé ăn ngon. Với mỗi bát cháo cho trẻ mẹ có thể bổ sung thêm dầu đậu nành. dầu gấc hoặc dầu oliu, cá hồi giúp kích thích vị giác.

Với danh sách thực phẩm trong bài viết trên, mẹ có thể kết hợp linh hoạt để cho ra những món ăn cho trẻ bị táo bón cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ thật khoa học, cân bằng. Tuy nhiên cơ thể mỗi trẻ nhỏ là khác nhau do vậy mẹ cần chú ý thể trạng của con trước khi sử dụng bất kì một thực phẩm nào vì rất có thể trẻ bị dị ứng với thức ăn đó.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital