Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi bị bệnh. Đây là nhóm bệnh lý xương khớp khá phổ biến, gây phiền toái tới sức khỏe và sinh hoạt nên cần phát hiện và chữa trị sớm, đúng phương pháp.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường khởi phát sau một chấn thương vùng cột sống thắt lưng, hoặc một mang vác nặng sai tư thế. Ban đầu bị đau khu trú vùng lưng, sau đó lan dọc xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân và các ngón. Đau làm hạn chế tầm vận động cột sống, cột sống bị biến dạng mất đường cong sinh lý.
Menu xem nhanh:
Đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm
Theo thống kê, thoát vị đĩa đệm phụ thuộc các yếu tố như: nam giới bị nhiều hơn nữ, thường gặp ở độ tuổi lao động từ 20 – 50 tuổi, dưới 18 và trên 70 tuổi ít gặp hơn.. Những người làm việc nặng nhọc, tư thế làm việc buộc cột sống vận động quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom người, vẹo cột sống.
Theo thời gian cột sống sẽ thoái hóa, nhưng nhanh hay chậm tùy thuộc cơ địa từng người, nếu chấn thương thì đĩa đệm thoái hóa nhanh hơn. Cơ chế của thoát vị là do đĩa đệm bị thoái hóa, khi có lực chấn thương tác động làm đẩy nhân nhầy của đĩa đệm ra khỏi vòng sợi và chèn vào các rễ thần kinh nằm trong ống sống ở phía sau, từ đó gây viêm rễ thần kinh theo tính chất cơ học.
Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Tùy thuộc mức độ thoát vị, chèn ép các rễ thần kinh khác nhau mà có các biểu hiện lâm sàng khác nhau, do đó việc lựa chọn phương pháp điều trị phải do các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp xác định.
Nếu đĩa đệm bị thoát vị nặng, chèn ép trên 2/3 ống sống hoặc chèn vào lỗ ghép gây đau dữ dội, gây chèn ép vùng đuôi ngựa thì cần tiến hành phẫu thuật lấy đĩa đệm để giải phóng chèn ép (khoảng 20 – 25% cần phẫu thuật).
Nếu thoát vị mức độ vừa, tiến hành điều trị nội khoa chiếm 70 – 75% các trường hợp. Việc điều trị phải kết hợp đồng thời 3 liệu pháp là kéo dãn cột sống thắt lưng, tiêm thuốc ngoài màng cứng và dùng các loại thuốc, biện pháp không dùng thuốc khác.
Liệu pháp tiêm ngoài màng cứng là đưa thuốc tê và các thuốc chống viêm dạng steroid vào khoang ngoài màng cứng, từ đó thuốc ngấm trực tiếp vào rễ thần kinh bị chèn ép, đưa lại hiệu quả chống viêm, giảm đau. Kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ chuyên khoa có kỹ năng tốt, cần tránh các biến chứng như viêm màng não mủ, viêm tủy, choáng, đau đầu.
Kết hợp thêm vật lý trị liệu như hồng ngoại, điện phân và các biện pháp y học cổ truyền như châm cứu, thủy châm, có tác dụng dãn cơ, tăng tuần hoàn tại chỗ. Sự kết hợp tổng thể và hài hòa 3 liệu pháp điều trị trên sẽ mang lại hiệu quả phục hồi bệnh cao nhất, đạt hiệu quả tốt và khỏi bệnh đến 80 – 90%.
Các biện pháp điều trị can thiệp đĩa đệm tối thiểu như laser, chọc hút đĩa đệm qua da, hóa tiêu nhân…
Dù điều trị bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó người bệnh thoát vị đĩa đệm cần tìm đến bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám, chẩn đoán xác định mức độ bệnh. Từ đó có biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ tin cậy giúp khám chữa thành công nhiều bệnh lý xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, cùng trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh.