Đau cổ vai gáy là một bệnh lý phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Vậy điều trị đau cổ vai gáy bằng phương pháp nào hiệu quả nhất? Đau vai gáy có thể chữa khỏi hoàn toàn không? Cùng tìm hiểu về chứng đau cổ vai gáy qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân nào gây đau cổ vai gáy?
Tình trạng mỏi nhức ở vùng cổ, vai và gáy chủ yếu do 3 nguyên nhân sau:
1.1 Đau cổ vai gáy do bệnh lý
Triệu chứng đau cổ vai gáy có thể là dấu hiệu tiềm ẩn một số loại bệnh lý.
– Thoái hóa cột sống cổ: Một trong những nguyên nhân là do gai xương chèn ép lên các dây thần kinh điều khiển cảm nhận tại vùng cổ, vai và gáy. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, tê bì ở vùng cổ, đặc biệt là lúc ngủ dậy. Đối tượng có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cổ cao là nhóm độ tuổi trên 40.
– Rối loạn chức năng thần kinh: Khi các dây thần kinh ở vùng vai gáy bị căng hoặc kéo giãn sẽ gây ra rối loạn chức năng. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau mỏi.
– Viêm khớp bả vai: Do chấn thương hoặc tai nạn, các khớp bả vai có thể bị viêm gây ra tình trạng đau và hạn chế vận động vùng cổ và vai.
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Tình trạng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trên các đốt sống, chèn ép các rễ thần kinh và gây ra đau mỏi.
1.2 Đau cổ vai gáy không do bệnh lý
– Vận động sai tư thế: Nằm nghiêng hoặc co quắp, cúi gập cổ quá lâu, ngồi một chỗ ít di chuyển,… là nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi cổ vai gáy. Bởi vì những tư thế này ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu và oxy cho các cơ tại vùng cổ và vai.
– Thói quen xấu trong sinh hoạt: Thường xuyên tắm đêm, ngồi nhiều trong điều hòa, nằm một tư thế,… sẽ làm rối loạn hệ thần kinh cảm giác của vùng vai gáy.
– Đặc thù công việc: Những công việc ít di chuyển như ngồi lâu hoặc đứng lâu sẽ khiến máu khó lưu thông dẫn đến đau mỏi.
– Luyện tập thể thao quá sức: Khi chơi các môn thể thao quá sức, khởi động không kỹ hoặc sai tư thế sẽ khiến các cơ ở vùng vai gáy bị tổn thương.
– Do các chấn thương: Khi các cơ, gân hoặc dây chằng bị tổn thương sẽ gây ra đau đầu, mỏi cơ bắp và cứng cổ.
1.3 Các yếu tố nguy cơ
– Tuổi tác: Càng lớn tuổi cơ thể sẽ càng lão hóa nhanh hơn. Khi đó, xương khớp cũng suy giảm chức năng và dần thoái hóa.
– Thời tiết: Khi chuyển mùa đặc biệt là khi trời lạnh, các mạch máu co lại làm giảm khả năng vận chuyển máu và oxy.
– Nhiễm lạnh: Cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương đến các dây thần kinh.
– Ăn uống thiếu chất: Cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất làm cho các dây thần kinh ngoại vi bị yếu đi cũng như tăng nguy cơ loãng xương dẫn đến thoái hóa.
2. Phương pháp nào giúp điều trị đau cổ vai gáy?
Để chẩn đoán tình trạng và nguyên nhân gây ra đau mỏi vai gáy bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp như chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI) kết hợp với tiền sử của người bệnh để có kết quả chính xác nhất. Dựa vào đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh đau cổ vai gáy:
2.1 Dùng thuốc điều trị đau cổ vai gáy
– Với các triệu chứng đau vùng cổ vai gáy, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc kháng viêm và thuốc giãn cơ. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau và chống lại các phản ứng viêm.
– Đối với các nguyên nhân do bệnh lý dây thần kinh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau thần kinh
– Các vitamin nhóm B như vitamin B1, B16, B12,… điều có tác dụng bổ sung dưỡng chất, tốt cho việc tăng cường sức khỏe xương khớp
Các loại thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, dựa vào tình hình thực tế, các bệnh lý đi kèm mà các bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối đơn thuốc, không tự ý thay đổi liều lượng và loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
2.2 Điều trị đau cổ vai gáy không dùng thuốc
– Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giúp lưu thông mạch máu và thư giãn các cơ. Trong đó, chườm nóng có tác dụng giảm đau hiệu quả, còn chườm lạnh sẽ giảm tình trạng sưng viêm.
– Xoa bóp nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật vùng vai gáy giúp giảm tình trạng căng cứng khớp
– Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ, vai, tay để giúp xương khớp duy trì độ linh hoạt, ngăn ngừa thoái hóa
– Một số phương pháp vật lý trị liệu: bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống,…
2.3 Điều trị bằng ngoại khoa
Phẫu thuật thường được các bác sĩ chỉ định khi các phương pháp khác không có hiệu quả và triệu chứng bệnh không thuyên giảm, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng.
3. Lời khuyên của chuyên gia giúp phòng bệnh hiệu quả
Để giảm các triệu chứng đau cổ vai gáy một cách hiệu quả nhất, người bệnh cần kết hợp liệu trình điều trị của bác sĩ với việc thay đổi thói quen và chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
3.1 Chế độ dinh dưỡng
– Bổ sung các thực phẩm chứa các khoáng chất tốt cho xương khớp. Thực phẩm giàu canxi: các loại hạt, phô mai, sữa, sữa chua, rau xanh,… Thực phẩm giàu Omega – 3: cá thu, cá mòi, cá hồi, bánh mì, ngũ cốc,…
– Các thực phẩm giàu vitamin C, D, E và các vitamin B, K giúp xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ miễn dịch
– Ưu tiên các thực phẩm rau xanh, trái cây, các loại hạt, các loại đậu,…trong các bữa ăn hàng ngày
– Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn
– Kiêng các loại đồ uống có chất kích thích rượu, bia và không hút thuốc lá
3.2 Chế độ tập luyện
– Có chế độ luyện tập khoa học, lựa chọn môn thể thao vừa sức và phù hợp với sức khỏe
– Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, nghỉ giải lao và vận động nhẹ khi ngồi lâu
– Khi ngồi đọc sách, ngồi làm việc, học bài,… giữ tư thế cổ luôn thẳng. Đặc biệt, không để cổ ở tư thế cúi gập quá lâu.
– Khởi động đầy đủ trước khi chơi thể thao tránh áp lực đột ngột cho cột sống cổ
– Tập các môn thể thao tốt cho cổ vai gáy như: yoga, thể dục dưỡng sinh, gym, bơi lội,…
– Tắm nước ấm và thực hiện xoa bóp vùng vai gáy thường xuyên
– Lựa chọn các bài tập đơn giản như ngửa cổ, xoay tròn đầu và cổ, nghiêng đầu sang hai bên, xoay khớp bả vai,…
– Khi ngồi, đứng, đi lại, ngủ,…đều phải chuẩn tư thế
– Không gối đầu quá cao hoặc quá thấp, cột sống cổ sẽ bị ảnh hưởng và gây ra tê bì khi ngủ dậy