Những điều cần biết về khám sức khỏe theo Thông tư 14

Tham vấn bác sĩ

Khám sức khỏe theo Thông tư 14 là một trong những yêu cầu cần thực hiện đối với người lao động khi đi xin việc. Bạn đã có những hiểu biết gì về quy định này?

1. Mục đích của hoạt động khám sức khỏe

Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành năm 2013 hướng dẫn về việc thực hiện khám sức khỏe, nhằm mục đích kiểm tra sức khỏe để phát hiện những vấn đề (bệnh lý, biểu hiện bất thường) cơ thể đang gặp phải. Ngoài ra, sau khi kiểm tra, giấy khám sức khỏe sẽ dùng để chứng thực cơ thể bạn đủ khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn để học tập, làm việc.

Riêng tại cơ sở khám sức khỏe cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài thì ngoài các điều kiện nêu trên, người thực hiện khám lâm sàng, người kết luận phải là bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên. Khi người được khám sức khỏe và người khám sức khỏe không cùng thành thạo một thứ tiếng thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải có giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch trong KCB theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Về điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở y tế, phải có phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên khoa theo quy định của Bộ Y tế phù hợp với nội dung khám sức khỏe. Đồng thời, cơ sở y tế phải có đủ cơ sở vật chất và thiết bị y tế thiết yếu theo quy định của thông tư 14.

2. Đối tượng cần tham gia khám sức khỏe

2.1. Đối tượng áp dụng quy định khám sức khỏe theo Thông tư 14

Thông tư 14 quy định đối tượng tham gia khám sức khỏe bao gồm:

– Người Việt Nam, người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam có nhu cầu khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám định kỳ, khám sức khỏe khi vào học tại các trường cơ sở giáo dục (đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề…)

– Khám sức khỏe cho người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

2.1. Đối tượng không áp dụng quy định khám sức khỏe theo Thông tư 14

Một số đối tượng không áp dụng quy định khám sức khỏe theo quy định của Thông tư 14 vì nội dung thăm khám theo thông tư này không đáp ứng mục đích khám bệnh của người đó, cụ thể:

– Người khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở y tế;

– Người có nhu cầu khám giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;

– Người có nhu cầu khám sức khỏe để cấp giấy chứng thương;

– Người khám bệnh nghề nghiệp;

– Người khám sức khỏe để tham gia tuyển vào lực lượng vũ trang và khám sức khỏe khi đang phục vụ trong lực lượng vũ trang.

quy định khám sức khỏe theo thông tư 14

Thông tư 14 áp dụng cho đối tượng khám sức khỏe đi làm, đi học

3. Hồ sơ khám sức khỏe gồm những gì?

Đối tượng áp dụng của Thông tư 14 khá rộng và với mỗi đối tượng thì hồ sơ khám sức khỏe cần chuẩn bị sẽ có sự khác biệt. Người có nhu cầu khám sức khỏe cho mục đích cá nhân cần lưu ý chuẩn bị hồ sơ theo bảng dưới đây:

Đối tượngHồ sơ
Người đủ 18 tuổi trở lên
  • Giấy khám sức khỏe cho người đủ 18 tuổi
  • Ảnh 04x06cm (nền trắng, thời điểm chụp ảnh tối đa là 06 tháng so với thời điểm nộp hồ sơ khám sức khỏe)
Người chưa đủ 18 tuổi trở lên
  • Giấy khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuổi
  • Ảnh 04x06cm (nền trắng, thời điểm chụp ảnh tối đa là 06 tháng so với thời điểm nộp hồ sơ khám sức khỏe)
Người không có/mất hành vi dân sự (không áp dụng với khám sức khỏe định kỳ)
  • Giấy khám sức khỏe (cho người đủ/chưa đủ 18 tuổi)
  • Văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của của đối tượng khám sức khỏe.
Người khám sức khỏe định kỳ
  • Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu
  • Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi đối tượng đang làm việc đối với trường hợp cá nhân đi khám sức khỏe định kỳ hoặc có tên trong danh sách khám sức khỏe được cơ quan, doanh nghiệp nơi đối tượng đang tác nghiệp xác nhận để thực hiện khám sức khỏe định kỳ.

Bên cạnh đó, người tham gia khám sức khỏe cần mang theo chứng minh thư, căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác để đối chiếu thông tin.

4. Các danh mục trong gói khám sức khỏe

Các danh mục khám sức khỏe rất đa dạng, tùy từng đối tượng sẽ có những danh mục riêng nhưng nhìn chung khi đi khám sức khỏe, bạn thường phải thực hiện những danh mục phổ biến dưới đây:

– Kiểm tra đo cân nặng, chiều cao, huyết áp

– Khám nội tổng quát

– Chụp X – quang tim phổi

– Siêu âm tổng quát ổ bụng

– Kiểm tra thị lực, răng lợi

– Kiểm tra các bệnh lý Tai – Mũi – Họng

– Kiểm tra sản – phụ khoa (dành cho đối tượng khám sức khỏe là nữ giới)

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm nước tiểu

nội dung khám sức khỏe theo thông tư 14

Xét nghiệm máu là một trong những danh mục cơ bản khi khám sức khỏe

5. Lưu ý cần ghi nhớ khi khám sức khỏe

Vì trong danh mục khám sức khỏe thường có các nội dung về xét nghiệm máu/nước tiểu nên khi tham gia khám sức khỏe bạn cần lưu ý:

– Nhịn ăn và để dạ dày rỗng ít nhất là 4 – 6 tiếng trước khi thực hiện các loại xét nghiệm.

– Dừng hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn ít nhất 1 ngày trước khi đi khám sức khỏe.

– Khai báo trung thực và chi tiết các tình trạng bệnh lý, tiền sử sử dụng thuốc, phẫu thuật… của mình và người thân. Điều này sẽ là cơ sở để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tính có giá trị của giấy chứng nhận sức khỏe cho mục đích xin việc hay đi học, người tham gia khám sức khỏe cần ghi nhớ những lưu ý sau:

– Thời hạn hiệu lực của giấy khám sức khỏe là 12 tháng. Dù vậy, nhiều đơn vị yêu cầu người lao động/học viên phải xuất trình giấy khám sức khỏe có hiệu lực trong vòng 6 tháng. Vì thế, bạn cần phải kiểm tra kỹ yêu cầu từ phía doanh nghiệp/trường học.

– Điền đầy đủ, chính xác các thông tin trong giấy khám sức khỏe.

– Kiểm tra chữ ký và xác nhận của bác sĩ với từng hạng mục khám sức khỏe. Tại phần kết luận, nhất định phải có thông tin phân loại sức khỏe và ký – ghi rõ họ tên – đóng dấu.

6. Nên khám sức khỏe ở đâu?

Theo quy định tại Thông tư 14, các bệnh viện công lập thuộc tuyến huyện trở lên đều có đủ thẩm quyền chỉ định khám và cấp giấy khám sức khỏe cho cá nhân. Với những bệnh viện/cơ sở y tế tư nhân thì phải được được Bộ Y tế cấp phép dựa trên các điều kiện sau:

– Đội ngũ nhân sự: Có chứng chỉ hành nghề và đủ thời gian khám chữa bệnh là 54 tháng với bác sĩ kết luận.

– Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Có các phòng khám lâm sàng và cận lâm sàng từng chuyên khoa.

danh mục khám sức khỏe

Người khám bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để bảo đảm quyền lợi của mình

Tuy vậy, trên thực tế sẽ rất khó để người khám bệnh có thể kiểm tra những điều kiện trên của các cơ sở khám bệnh. Do đó, bạn cần phải lựa chọn các đơn vị uy tín, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital