Menu xem nhanh:
1.Lý do dẫn đến sự phổ biến bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ
– Do làm việc nặng nhọc, ít vận động hoặc vận động sai tư thế: Việc làm những công việc thường xuyên ngồi một chỗ hay khi hoạt động sai tư thế nhưng không điều chỉnh gây cong vẹo cột sống, gù lưng. Những điều này sẽ gây sức ép lên xương khớp, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xuất hiện đau nhức xương khớp toàn thân.
– Trọng lượng cơ thể: Những người bị thừa cân, béo phì có khả năng mắc bệnh nhiều hơn người bình thường, do trọng lượng cơ thể gây áp lực lớn tới chức năng nâng đỡ cơ thể của các khớp xương và xương dẫn đến nguy cơ đau nhức xương khớp.
– Chấn thương: những tai nạn trong lao động, sinh hoạt, hoạt động thể dục thể thao gây ra những tổn thương đến xương khớp cũng sẽ gây ra những đau nhức xương khớp ở người trẻ.
– Do chế độ dinh dưỡng: Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng sẽ hạn chế việc tạo ra dịch khớp gối, dẫn đến thiếu dịch khớp gối làm cho khớp bị khô, đau nhức.
– Yếu tố di truyền, bẩm sinh: Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh đau xương khớp nếu trong gia đình có người bị đau nhức xương khớp. Đau nhức xương khớp có thể do bẩm sinh khi khiếm khuyết sụn hoặc gen chịu trách nhiệm tạo ra sụn.
2.Người trẻ có nguy cơ mắc phải các bệnh lý về đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp là biểu hiện của một số bệnh lý ở người trẻ như:
– Bệnh Gout: Theo thống kê ở Việt Nam, số người trẻ bị mắc bệnh gout đang tăng nhanh do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa đạm thành các cục acid uric dính và khớp gây sưng đỏ, đau nhức.
– Các bệnh khác như: Thoát vị đĩa đệm, đau mỏi vai gáy, thoái hóa cột sống,…
– Đau mỏi xương khớp ở người trẻ gây ra đau nhức, mệt mỏi ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần làm cho năng suất lao động giảm sút,…
3.Cách phòng ngừa đau nhức xương khớp ở người trẻ
Những người trẻ thường hay xem nhẹ sức khỏe xương khớp của mình, khi có những triệu chứng đau nhẹ thường chủ quan, xem thường, chỉ khi cơn đau dữ dội mới đi khám như vậy khiến cho xương khớp bị tổn thương nghiêm trọng, khó khăn cho điều trị dứt điểm. Vì vậy để phòng ngừa đau nhức xương khớp cần:
– Đến gặp bác sĩ xương khớp ngay khi có những dấu hiệu của đau nhức xương khớp để có biện pháp điều trị phù hợp, không gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác
– Bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể: có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, E, canxi trong thực đơn hàng ngày, uống đủ nước mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Tập luyện thể thao, vận động vừa đủ giúp tăng độ dẻo dai của xương khớp, không nên ngồi quá lâu, cứ sau 45 phút ngồi nên đi lại, thư giãn cho xương khớp hoạt động.