Đau lưng sau khi ăn là hiện tượng khá phổ biến, thường gặp ở nhiều đối tượng. Nhiều người cho rằng bệnh thường do các nguyên nhân liên quan đến các vấn đề về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,… Tuy nhiên thực tế không hoàn toàn như vậy. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Menu xem nhanh:
1. Đau lưng sau khi ăn báo hiệu bệnh gì?
1.1 Viêm loét đường tiêu hóa
Thông thường chứng viêm loét thường khiến bạn phải chịu những cơn đau nhói, đặc biệt viêm loét đường tiêu hóa lại thường xuyên kèm theo chứng đau lưng. Đường tiêu hóa bị viêm loét là tình trạng đường ruột xuất hiện vết rách nứt làm lộ các mô cơ khiến cho các axit hay enzym tiêu hóa ăn mòn. Vì thế, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội sau khi ăn ở vùng bụng giữa rốn và xương ức, lan rộng ra vùng lưng trên và gây đau lưng trên.
1.2 Đau lưng sau khi ăn do sỏi mật
Người bệnh bị sỏi mật thường có bị đau lưng sau khi ăn do ăn quá no hoặc thức ăn chứa nhiều chất béo. Nguyên nhân là do túi mật có vai trò hỗ trợ gan tiêu hóa chất béo. Vì lý do nào đó, chất dịch mật trở nên cứng chắc và tạo thành nhiều mẩu nhỏ. Đây là cơ hội thuận lợi cho sỏi mật phát triển mạnh mẽ hơn.
Lúc này, sỏi mật sẽ làm cản trở sự lưu thông của những chất đi qua túi mật gây ra tình trạng viêm nhiễm. Do túi mật nằm phía dưới gan, gần với vùng bụng trên và các mô cơ vùng lưng nên khi túi mật bị viêm có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh dẫn đến hiện tượng đau bụng, đau lưng.
1.3 Đau lưng sau khi ăn do viêm tuyến tụy
Trong một số trường hợp tuyến tụy bị viêm cũng dẫn đến những cơn đau lưng dữ dội. Tuyến tụy và túi mật đi qua ruột non chung một đường ống dẫn nên nếu sử dụng nhiều chất kích thích, thực phẩm chứa cồn hoặc mắc bệnh sỏi mật có thể làm tắc nghẽn ống này, dịch tụy còn sót lại trong tuyến tụy sẽ gây viêm khiến người bệnh đau ở vùng bụng trái hoặc đau lưng trong vài ngày. Viêm tuyến tụy thường xảy ra do có quá nhiều chất béo, chất đạm và đường huyết cao trong cơ thể.
Do các cơ quan nằm trong ổ bụng có rất gần với vùng thắt lưng và lưng giữa nên khi các cơ quan này gặp vấn đề bất thường thường gây ảnh hưởng đến cả vùng lưng. Nếu bạn thấy mình bị đau lưng sau khi ăn thì rất có thể là do các nguyên nhân này. Khi đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
2.4 Nhồi máu cơ tim
Đau lưng sau ăn có thể là báo hiệu của cơn đau tim. Đặc biệt là khi kèm theo tức ngực, buồn nôn, đổ mồ hôi, đau cánh tay, hàm và cổ. Phụ nữ nhồi máu cơ tim còn có thể gặp thêm triệu chứng cháu mặt, đau bụng, đau lưng trên và khó thở.
Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra phòng ngừa bệnh tim. Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh để giữ cho cân nặng luôn ổn định. Cần luyện tập thể dục thể thao điều độ, không hút thuốc lá để trái tim khỏe mạnh.
1.5 Nhiễm trùng thận
Viêm đài bể thận hay nhiễm trùng thận bắt nguồn từ nhiễm trùng đường tiểu dưới. Lúc này, vi khuẩn sinh sôi và di chuyển lên trên theo đường tiểu, gây ra tình trạng nhiễm trùng thận. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu gây tử vong.
Nhiễm trùng thận có triệu chứng là đau lưng dài ngày, kèm theo đau bụng, trong nước tiểu có lẫn máu, cảm giác đau rát khi đi tiểu, buồn nôn, sốt, ớn lạnh. Các triệu chứng này có thể xuất hiện cả ngày, đặc biệt nhiều hơn sau khi ăn.
1.6 Ợ nóng
Triệu chứng ợ nóng phổ biến là vị chua trong miệng, đau họng, đau bụng và ho. Một số thực phẩm dễ kích hoạt ợ nóng gồm: Rượu, caffeine, sôcôla, thức ăn cay, cà chua… Nếu ợ nóng mỗi tuần hơn 2 lần có thể là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
1.7 Tư thế xấu
Ngồi ăn với tư thế xấu như gác chân trong bữa ăn khiến bạn cảm thấy đau lưng. Đồng thời tư thế xấu khi đang đứng, ngồi hoặc làm việc cũng dễ dẫn đến đau lưng ở mọi thời điểm trong ngày.
2. Cách chữa đau lưng sau khi ăn
Người bệnh nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín nếu đau lưng sau khi ăn không rõ nguyên nhân kéo dài nhiều ngày. Một số phương pháp có thể áp dụng để giảm bớt đau gồm:
– Thay đổi chế độ ăn uống: Đau lưng do ợ nóng, viêm loét dạ dày hoặc không dung nạp thức ăn, bạn nên bỏ các món ăn gây khó chịu ra khỏi chế độ ăn. Để xác định đâu là thực phẩm kích hoạt cơn đau, cần có nhật ký hoặc làm việc với chuyên gia dinh dưỡng.
– Vật lý trị liệu và tập thể dục: Chuyên gia vật lý trị liệu giúp người bệnh điều chỉnh tư thế qua các bài kéo giãn, tăng cường trợ lực cho lưng và cột sống. Các loại hình thể dục khác như tập yoga, pilate, thái cực quyền cũng giúp phát huy hiệu quả giảm đau lưng.
– Chườm nóng và chườm đá luân phiên 10 phút mỗi lần để giảm đau lưng.
– Để lưng nghỉ ngơi, tránh mang vác vật nặng để giảm đau đớn.
3. Phòng ngừa đau lưng sau khi ăn
– Nếu nguyên nhân là do bệnh dạ dày hoặc ợ nóng thì nên thay đổi chế độ ăn uống. Xác định thực phẩm gây khó chịu và loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày.
– Tập thể dục đều đặn để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, cơ bắp dẻo dai.
– Chú ý không ngồi sai tư thế tránh khiến bệnh trở nặng hơn
– Giảm căng thẳng và stress, tránh tình trạng căng cơ hay loét dạ dày.
– Ngồi thẳng lưng khi ăn uống và làm việc.
– Hạn chế rượu bia, hút thuốc lá và thực phẩm nhiều chất béo, gia vị
– Giải quyết tình trạng bệnh lý cơ bản và nhiễm trùng nếu có.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần thăm khám về chứng đau lưng sau khi ăn, bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc. Liên hệ theo số hotline 1900 558892 để được tư vấn.