Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về tình trạng ung thư đại tràng
1.1 Khái niệm bệnh ung thư ở đại tràng là gì?
Ung thư đại trực tràng khởi phát từ lớp mô lót mặt trong của ruột dạng polyp (chồi thịt có cuống), lớn dần sẽ nhô ra trong lòng ruột. Bệnh là một trong số những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu và gây tỷ lệ tử vong tương đối cao. Trong đó, tỷ lệ điều trị thành công của bệnh tương đối cao nếu được phát hiện trong giai đoạn sớm.
Theo thống kê năm 2020 của Globocan thì Việt Nam ghi nhận gần 16.000 người mắc ung thư đại tràng mới và trên 8.200 người tử vong. Căn bệnh này thường gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi nhưng những năm gần đây tình trạng bệnh thường có xu hướng trẻ hóa.
Đây là bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở Việt Nam chỉ sau ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú hay ung thư dạ dày.
Ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư hình thành ở đại tràng hay chính là phần dài nhất của ruột già. Căn bệnh này xảy ra ở cả nam và nữ giới. Đại tràng được cấu tạo với nhiều lớp và ung thư có thể hình thành từ những tế bào lót trong đại tràng, đa số do sự phát triển của polyp đại tràng.
Sau khi xuất hiện thì các tế bào ung thư bắt đầu di chuyển đến các mạch máu hoặc hạch bạch huyết. Điều này có thể dẫn tới ung thư di căn tớ hạch bạch huyết hoặc thông qua con đường này để đến các cơ quan xa trong cơ thể.
Đa số Polyp đại tràng thường lành tính nhưng cũng có những nguy cơ nhất định ác tính với các loại chính sau:
– Polyp tuyến (u tuyến): Đây là tình trạng tiền ung thư và số ít chuyển thành bệnh ung thư.
– Polyp tăng sản và polyp viêm: Đây là tình trạng polyp khá phổ biến và cũng không phải là tiền ung thư đại tràng.
– Chứng loạn sản cũng là một tình trạng tiền ung thư xuất hiện ở polyp hay trong niêm mạc đại tràng khi có sự những tế bào bất thường xuất hiện.
1.2 Nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư đại tràng
– Yếu tố di truyền: Khối u ung thư xuất hiện khi cơ thể có sự biến đổi gen từ bệnh đa olyp đại tràng gia đình (FAP), hội chứng bệnh ung thư đại tràng di truyền không polyp (HNPCC hoặc hội chứng Lynch).
– Tổn thương tiền ung thư: Bệnh viêm đại tràng, Bệnh Crohn, Polyp đại tràng…
– Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn thiếu khoa học, ăn nhiều mỡ động vật, nhiều thịt; ít ăn thực phẩm chứa vitamin hoặc nitrosamin…
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng cần lưu ý như sau:
– Thừa cân, béo phì
– Lối sống lười vận động
– Chế độ dinh dưỡng không khoa học
– Hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên
– Người cao tuổi
– Tiền sử bệnh lý của bệnh nhân
– Hội chứng di truyền theo thế hệ.
2. Những dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng sớm
2.1 Những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư đại tràng giai đoạn đầu
Ung thư đại tràng giai đoạn đầu có dấu hiệu không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường như trĩ, viêm nhiễm đường tiêu hóa… Do vậy, có rất nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn, khó điều trị.
2.1 Những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư đại tràng giai đoạn tiến triển
Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể thấy:
– Đại tiện ra máu liên tục trong phân: đây là triệu chứng điển hình của ung thư đại tràng. Bệnh nhân có thể thấy phân mỏng, dẹt, phân đen và kèm theo máu. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng có thể do thói quen ăn uống.
– Thay đổi thói quen đi đại tiện, thường xuyên đi nặng hơn với tình trạng phân lỏng. Bên cạnh đó, đi ngoài phân nhỏ kèm táo bón cũng chứng tỏ đường đào thải phân đã gặp phải những vật cản khác như khối u trong đại tràng, làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi.
– Đau bụng dai dẳng: khối u ác tính phát triển trong đại tràng có thể làm cản trở đường ruột, gây ra những cơn đau do co thắt ở dạ dày mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào sự phát triển của khối u.
– Các dấu hiệu khác: giảm cân đột ngột, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, buồn nôn hoặc nôn… cảnh báo ung thư đại tràng. Khi có các dấu hiệu nói trên, cần tìm ngay đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám.
Hầu hết các dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng thường không rõ ràng hoặc dễ bị nhầm lẫn, nên có rất nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn, khó chữa.
Với tỉ lệ tử vong lên đến 70%, ung thư đại tràng là 1 trong 4 loại ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm chính là tầm soát ung thư đại tràng.