Cơ chế gây bệnh động kinh ở người lớn, cách kiểm soát

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ CKI

Trịnh Thị Khanh

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh động kinh ở người lớn là một rối loạn thần kinh mạn tính, đặc trưng bởi các cơn co giật tái phát do sự phóng điện bất thường của các tế bào thần kinh trong não. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thương tích và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Việc hiểu rõ cơ chế gây bệnh động kinh ở người lớn và các phương pháp kiểm soát hiệu quả là điều cần thiết để giảm thiểu tác động của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bị đông kinh.

1. Cơ chế gây bệnh động kinh ở người lớn

Bệnh động kinh ở người lớn xảy ra do sự rối loạn trong hoạt động điện của não, dẫn đến các cơn co giật hoặc thay đổi hành vi, ý thức. Dưới đây là một số cơ chế chính gây bệnh động kinh:

1.1. Sự mất cân bằng giữa các chất dẫn truyền thần kinh kích thích và ức chế

Trong não, hoạt động của các tế bào thần kinh được điều chỉnh bởi sự cân bằng giữa các chất dẫn truyền có vai trò kích thích và ức chế. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ, đặc biệt là khi giảm hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh ức chế như GABA (Acid Gamma Amino Butyric), các tế bào thần kinh có thể trở nên quá kích thích, dẫn đến các cơn co giật.

Thông thường, GABA có vai trò ngăn chặn sự kích thích quá mức của các tế bào thần kinh, nhờ đó giúp duy trì sự ổn định của hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, ở những người bị động kinh, sự suy giảm hoạt động của GABA dẫn đến tình trạng các tế bào thần kinh phóng điện đồng loạt và bất thường, gây ra cơn động kinh.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở người lớn

Mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh có thể là nguyên nhân gây động kinh ở người lớn.

1.2. Tổn thương cấu trúc não

Các tổn thương trong não có thể tạo ra các ổ kích thích bất thường, làm tăng nguy cơ xuất hiện các cơn động kinh. Một số nguyên nhân gây tổn thương não gián tiếp gây động kinh bao gồm:

Tai biến mạch máu não: Ở người lớn tuổi, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây động kinh, do sự hình thành các tổn thương hoặc sẹo trong não.

– Chấn thương sọ não: Tai nạn giao thông, chấn thương do té ngã hoặc các tác động mạnh lên vùng đầu có thể làm tổn thương tế bào thần kinh, dẫn đến sự phóng điện bất thường trong não.

– Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương: Các bệnh như viêm não, viêm màng não có thể gây ra viêm nhiễm và tổn thương hệ thần kinh, dẫn đến động kinh.

– U não: Các khối u, dù là lành tính hay ác tính, đều có thể gây chèn ép và làm rối loạn hoạt động điện trong não.

1.3. Yếu tố di truyền và sự biến đổi bất thường của gen

Mặc dù nhiều trường hợp động kinh không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh động kinh, nguy cơ mắc bệnh ở các thế hệ sau có thể cao hơn.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số biến đổi gen có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh động kinh. Tuy nhiên, không phải ai mang các gen này cũng sẽ mắc bệnh, điều đó còn phụ thuộc vào môi trường sống và các yếu tố nguy cơ khác.

Động kinh xảy ra ở người lớn do đâu?

Các tổn thương não như u não có thể gây bệnh động kinh.

2. Phương pháp kiểm soát bệnh động kinh ở người lớn

Việc kiểm soát hiệu quả bệnh động kinh ở người lớn đòi hỏi một chiến lược toàn diện, bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và can thiệp phẫu thuật trong một số trường hợp.

2.1. Sử dụng thuốc điều trị bệnh động kinh ở người lớn

Thuốc chống động kinh là phương pháp điều trị chính để kiểm soát các cơn co giật. Mục tiêu của việc dùng thuốc là giúp bệnh nhân duy trì cuộc sống bình thường mà không bị ảnh hưởng bởi các cơn động kinh. Một số loại thuốc chống động kinh phổ biến bao gồm:

– Carbamazepine: Thường được sử dụng trong các trường hợp động kinh cục bộ hoặc toàn thể.

– Valproate: Hiệu quả trong nhiều loại động kinh khác nhau, đặc biệt là động kinh toàn thể.

– Levetiracetam: Có tác dụng tốt trong kiểm soát cơn động kinh và ít gây tác dụng phụ.

– Lamotrigine: Thích hợp với bệnh nhân động kinh có triệu chứng trầm cảm kèm theo.

Người bị động kinh cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc đột ngột để tránh nguy cơ tái phát cơn động kinh.

Điều trị động kinh ở người trưởng thành như thế nào?

Bệnh động kinh có thể được kiểm soát hiệu quả nhờ điều trị với các chuyên gia Nội thần kinh Thu Cúc TCI.

2.2. Điều trị bệnh động kinh ở người lớn bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Một số thay đổi trong lối sống có thể giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn động kinh, bao gồm:

– Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Chế độ ăn giàu protein, ít đường, ít tinh bột có thể giúp kiểm soát cơn động kinh. Một số bệnh nhân có thể áp dụng chế độ ăn ketogenic (giàu chất béo, ít carbohydrate) để kiểm soát bệnh.

– Hạn chế rượu bia và các chất kích thích: Rượu và caffeine có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn động kinh.

– Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ là một trong những yếu tố có thể kích thích cơn động kinh. Người mắc bệnh động kinh cần đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng.

– Tập thể dục nhẹ nhàng: Các bài tập như yoga, thiền định có thể giúp giảm căng thẳng, từ đó hạn chế nguy cơ bùng phát cơn động kinh.

2.3. Can thiệp phẫu thuật

Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc, phẫu thuật có thể được xem xét. Phương pháp này nhằm loại bỏ vùng não bị tổn thương hoặc giảm thiểu sự phóng điện bất thường gây ra động kinh. Một số kỹ thuật phẫu thuật phổ biến bao gồm: cắt bỏ ổ động kinh, cắt thể chai,… Người bệnh cần thận trọng khi thực hiện các phương pháp này bởi có thể tiềm ẩn rủi ro.

2.4. Hỗ trợ tâm lý và xã hội

Bệnh động kinh không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động lớn đến tâm lý người bệnh. Họ có thể gặp phải cảm giác lo lắng, tự ti hoặc trầm cảm do bệnh tật. Do đó, sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và các chuyên gia tâm lý rất quan trọng.

Tham gia các nhóm hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với những người cùng hoàn cảnh có thể giúp bệnh nhân có thêm động lực và tinh thần lạc quan hơn trong quá trình điều trị.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý về não và thần kinh. Với đội ngũ chuyên gia Nội thần kinh giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và phương pháp điều trị tiên tiến, Thu Cúc TCI đã giúp nhiều bệnh nhân kiểm soát hiệu quả bệnh động kinh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Việc áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến cũng góp phần hỗ trợ bác sĩ phát hiện chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân. Sự kết hợp giữa chuyên môn cao và thái độ chăm sóc tận tâm giúp Thu Cúc TCI trở thành địa chỉ đáng tin cậy trong điều trị bệnh động kinh ở người lớn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital