Thay răng sữa là một trong những giai đoạn trẻ nào cũng trải qua để đánh dấu cho quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ. Đã bao giờ các bậc phụ huynh tự hỏi, có bao nhiêu răng sữa phải thay ở trẻ nhỏ? Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc đó, giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe con yêu.
Menu xem nhanh:
1. Trẻ thay răng sữa khi được mấy tuổi?
Chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ mọc khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi và mọc dần cho đến khi trẻ lên ba. Tổng số chiếc răng sữa sẽ mọc ở trẻ cho đến khi 3 tuổi là 20 chiếc, bao gồm: 4 chiếc răng cửa, 4 chiếc răng cửa bên, 4 chiếc răng nanh và 8 chiếc răng hàm.
Khi trẻ được 5-6 tuổi, trẻ bắt đầu có các biểu hiện lung lay răng cửa và rụng dần để nhường chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên. Quá trình thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn có thể khác nhau ở một số trẻ. Đa phần trẻ mọc răng sớm khi ở độ tuổi lên 4 hoặc mọc răng muộn khi ở độ tuổi lên 8. Các bé gái thường thay răng sớm hơn so với các bé trai. Chiếc răng sữa đầu tiên được thay là răng cửa ở hàm dưới của trẻ.
2. Có bao nhiêu răng sữa phải thay ở trẻ?
Mỗi đứa trẻ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa trên cung hàm, 10 chiếc ở cung răng hàm trên, 10 chiếc ở cung răng hàm dưới. Hiện tượng thay răng sữa được bắt đầu khi trẻ ở trong giai đoạn từ 5-6 tuổi. Số lượng răng sữa cần thay là 20 răng, tương đương với tất cả răng sữa để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc.
Sau khi thay toàn bộ răng sữa, trẻ sẽ mọc dần răng vĩnh viễn cho đến khi đạt được 32 chiếc răng. Trong số 32 chiếc răng trên cung hàm, có 8 chiếc răng cửa (4 răng cửa hàm trên, 4 răng cửa hàm dưới), 4 chiếc răng nanh (2 chiếc răng nanh hàm trên, 2 chiếc răng nanh hàm dưới), 8 chiếc răng cối nhỏ ( 4 chiếc ở hàm trên, 4 chiếc ở hàm dưới) và 12 chiếc răng cối lớn (bao gồm cả răng khôn). Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mọi người chỉ có 28 chiếc răng vĩnh viễn do răng khôn không mọc hoặc mọc sai lệch dẫn đến việc phải nhổ răng.
Ở từng độ tuổi nhất định, trẻ sẽ bắt đầu thay những chiếc răng sữa tương ứng trong hàm răng của mình:
– Thay răng cửa hàm trên khi ở độ tuổi lên 6 hoặc lên 7.
– Thay răng cửa bên khi ở độ tuổi lên 7-8.
– Các răng hàm nhỏ bắt đầu thay bằng răng hàm vĩnh viễn khi trẻ lên 9, lên 10.
– Các răng nanh lần lượt thay khi trẻ ở độ tuổi từ 10-11.
– Thay các răng hàm lớn để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn khi trẻ ở độ tuổi 11-12.
Về cơ bản, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên sau khi răng sữa đã được thay hoặc nhổ bỏ nhưng cũng có đôi khi, răng vĩnh viễn mọc chen chúc với răng sữa khiến hàm răng trở nên lệch lạc, mất cân đối khớp cắn… Đây là một trong những lý do các bậc phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ khám răng định kỳ và nhổ răng vào thời điểm thích hợp để đảm bảo răng vĩnh viễn có thể mọc một cách cân đối.
3. Răng sữa trẻ lung lay, cha mẹ cần làm gì?
Lung lay là biểu hiện dễ nhận biết nhất khi trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ thay răng sữa của mình. Cha mẹ không nên nhổ răng của trẻ khi quá sớm hoặc quá muộn bởi:
– Nhổ răng quá sớm ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai của trẻ, làm mềm xương hàm, làm chậm phát triển lợi và chậm mọc răng vĩnh viễn.
– Nhổ răng sữa quá muộn, răng vĩnh viễn không có chỗ để trồi lên nên rất dễ gây ra tình trạng hô, móm, khấp khểnh, sai lệch khớp cắn.
Răng sữa lung lay rất dễ dàng nhổ với một số phương pháp tại nhà. Tuy nhiên nếu không có đủ tự tin cũng như đảm bảo an toàn và vệ sinh trong quá trình nhổ cho con, các bậc phụ huynh cần:
– Không tự ý dùng chỉ nhổ răng cho bé bởi chỉ có thể gây chảy máu nướu răng, khiến vi khuẩn dễ tấn công gây nhiễm trùng, hôi miệng.
– Đưa trẻ tới các cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám, nhổ răng với phương pháp phù hợp giúp đảm bảo các răng vĩnh viễn có thể thoải mái mọc đúng vị trí trên cung hàm.
– Với những chiếc răng cứng đầu, bác sĩ sẽ sử dụng máy móc hiện đại để tác động, loại bỏ chiếc răng sữa đó trên cung hàm của bé.
– Nếu đã đến tuổi mà trẻ vẫn chưa có dấu hiệu thay răng, cha mẹ cũng cần đưa trẻ tới nha khoa để được bác sĩ xử lý khoa học, đúng cách.
4. Chăm sóc răng miệng cho trẻ trong độ tuổi thay răng
Chế độ chăm sóc răng miệng khoa học và đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các răng được mọc lên đúng vị trí và đều đặn trên cung hàm. Do đó, khi trẻ đã đến độ tuổi thay răng, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
– Hướng dẫn, nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng việc chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm.
– Sử dụng kem đánh răng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám tích tụ trên răng của trẻ.
– Sử dụng đồng thời chỉ nha khoa hoặc tăm nước để vệ sinh hoàn toàn thức ăn thừa còn sót lại ở kẽ răng, nơi bàn chải khó len sâu để làm sạch.
– Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng.
– Không tự ý cho tay vào kiểm tra, tác động vào những chiếc răng đang lung lay trên cung hàm của trẻ để tránh nhiễm trùng.
– Chườm lạnh, dùng thuốc giảm đau, kháng viêm… chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ. Không tự ý điều trị các triệu chứng trong quá trình trẻ thay răng theo các hướng dẫn thiếu căn cứ trên mạng.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, đảm bảo răng thay – mọc đúng theo độ tuổi.
– Loại bỏ một số thói quen xấu như mút tay, nghiến răng, chống cằm… ở trẻ.
– Cho trẻ khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để chủ động xử lý các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Như vậy, khi trẻ ở độ tuổi từ 5-6, những chiếc răng sữa bắt đầu lung lay và được nhổ bỏ để răng vĩnh viễn có thể mọc bình thường trên cung hàm. Hy vọng bài viết đã giải đáp cho các bậc phụ huynh những thắc mắc xoay quanh việc có bao nhiêu răng sữa phải thay ở trẻ. Bạn có băn khoăn về lĩnh vực nha khoa có thể liên hệ với các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ nha khoa có chuyên môn giải đáp và tư vấn đúng cách.