Khó tiêu là một chứng bệnh rất hay gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Nó thường là dấu hiệu của những bệnh khác tiềm ẩn trong cơ thể như trào ngược dạ dày-thực quản, viêm loét hoặc các bệnh rối loạn tiêu hóa…
Menu xem nhanh:
1. Tại sao lại mắc chứng khó tiêu?
Những người thường xuyên uống bia rượu, sử dụng các loại thuốc kích thích dạ dày (như aspirin)…có nhiều nguy cơ mắc bệnh cao.
Ngoài ra, chứng khó tiêu còn hay gặp ở những người bệnh viêm loét dạ dày, nhiễm trùng dạ dày, trào hơi dạ dày-thực quản, viêm tụy mạn tính, những người sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài…
Những người ăn uống quá độ, ăn quá nhanh, ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ, căng thẳng mệt mỏi cũng ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn, làm tăng gia tăng hiện tượng khó tiêu đầy bụng.
2. Dấu hiệu nhận biết chứng khó tiêu
- Nóng trong dạ dày hay phần trên của bụng
- Xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng
- Sưng phù (cảm giác đầy bụng)
- Ợ và xì hơi
- Buồn nôn và nôn
- Sôi âm ỉ trong dạ dày
Những triệu chứng này còn có thể gia tăng trong những lúc căng thẳng, mệt mỏi.
Khi bị khó tiêu, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên môn để được xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ có thể tiến hành làm xét nghiệm máu, chụp Xquang dạ dày và ruột nôn. Trường hợp khó xác định nguyên nhân có thể tiến hành nội soi dạ dày.
Người bệnh không nên chủ quan với tình trạng sức khỏe, cần tìm đến các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị phù hợp.
3. Điều trị chứng khó tiêu
Thông thường, các triệu chứng khó tiêu thường thuyên giảm trong vài giờ mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, có nhiều triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn nên cần phải hết sức lưu ý.
Để điều trị chứng khó tiêu, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc như: thuốc kháng axit, thuốc tăng nhu động, thuốc kháng sinh…Tùy vào trường hợp bệnh cụ thể mà có loại thuốc chữa chứng khó tiêu phù hợp.
Để giảm bớt chứng khó tiêu, người bệnh có thể áp dụng các cách sau:
- Uống nhiều nước sau bữa ăn hơn là trong lúc ăn
- Tránh ăn khuya
- Tránh các thức ăn cay
- Tránh các đồ uống có cồn
Nếu chứng khó tiêu không thuyên giảm, có thẻ được điều trị bằng thuốc uống phù hợp.
4. Cách phòng ngừa chứng khó tiêu
Để phòng ngừa chứng khó tiêu, chúng ta cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Ăn ít trong mỗi bữa ăn để dạ dày không phải làm việc quá nhiều hoặc quá lâu
- Tránh những thực phẩm có hàm lượng axit cao như dưa chua, trái cây họ cam…
- Tránh hút thuốc lá, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi.
- Tránh tập thể dục khi no. Không đi nằm ngay sau khi ăn
5. Một vài lời khuyên của bác sĩ
Khi thấy cơ thể có những triệu chứng sau thì cần đi khám bác sĩ kịp thời, tránh nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Nôn mửa hoặc nôn ra máu (chất nôn nhìn giống bã cà phê)
- Sụt cân, mất sự thèm ăn, phân đen hoặc có máu
- Đau thắt phía trên vùng bụng bên phải. Đau bụng khó chịu không do ăn uống.