Hỏi: Mấy tháng gần đây khi đi vệ sinh tôi thường bị chảy máu hậu môn, đi ngoài kèm theo một ít máu, có hôm thì thấy máu dính ở giấy vệ sinh. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi chảy máu hậu môn có nguy hiểm không, chảy máu hậu môn phải làm sao để hết ? Cám ơn bác sĩ! (Minh Tân-43 tuổi-Thạch Thất-Hà Nội)
Trả lời
Trước hết cám ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chuyên mục. Câu hỏi của anh đã được chuyển đến các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc và được các bác sĩ trả lời như sau.
Menu xem nhanh:
Chảy máu hậu môn có nguy hiểm không?
Chảy máu ở hậu môn khi đi đại tiện là biểu hiện của những tổn thương liên quan đến các bệnh hậu môn, trực tràng hay các vấn đề về tiêu hóa. Có thể kể đến một số bệnh thường gặp như:
– Bệnh trĩ: đây là bệnh phổ biến, triệu chứng điển hình của bệnh chính là hiện tượng đau rát hậu môn, chảy máu hậu môn khi đi đại tiện.
– Loét trực tràng: tuy ít gặp nhưng đây chính là hậu quả của việc táo bón lâu ngày hoặc nếu bị chấn thương vùng trực tràng hậu môn. Khi bị loét trực tràng, người bệnh ngoài việc đi ngoài ra máu còn kèm theo triệu chứng đau trực tràng, cảm giác căng đầy gần trực tràng và cảm giác mót rặn
Viêm trực tràng: khi bị viêm trực tràng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng bị chảy máu liên tục, ngay cả khi không đi đại tiện.
– Táo bón: táo bón lâu ngày dẫn đến việc đị đại tiện gặp khó khăn , vì phân khô cứng khó di chuyển trong ống hậu môn nên người bị phải cố sức để rặn khiến ống hậu môn bị tổn thương và dẫn đến hiện tượng chảy máu.
– Bệnh nứt kẽ hậu môn: do lớp niêm mạc hậu môn bị rách nên sinh ra hiện tượng chảy máu ngay cả khi người bệnh không đi đại tiện.
– Ung thư đại tràng: ngoài hiện tượng đi đại tiện kèm theo máu, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thẻ, giảm cân.
– Polyp đại tràng: tình trạng này khiến người bệnh có thể bị chảy máu bất cứ lúc nào. Máu thường có màu đỏ sẫm, hoặc màu nâu
– Một số bệnh khác thuộc nhóm bệnh lý hậu môn và trực tràng: polyp hậu môn, apxe hậu môn, rò hậu môn…
làm sao khi bị chảy máu hậu môn?
- Để biết chính xác nguyên nhân gây chảy máu hậu môn và có cách điều trị phù hợp, khi phát hiện dấu hiệu bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín. Sau khi khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị thích hợp cho từng người bệnh.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hoặc thuốc bôi về điều trị tại nhà khi chưa đi thăm khám bác sĩ
- Cần nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng để giảm áp lực trong lòng mạch máu, ngăn chặn tình trạng chảy máu, tránh làm những công việc nặng nhọc, mất nhiều sức lực
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây để tránh táo bón.
- Tránh rặn nhiều, rặn mạnh khi đi đại tiện để tránh tình trạng chảy máu hậu môn
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện
Do nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu ở hậu môn nên vì chưa thăm khám cho anh Tân thì chúng tôi không thể xác định được chính xác là anh đang mắc bệnh gì, nguyên nhân gì khiến anhbị chảy máu hậu môn . Do đó anh nên sắp xếp thời gian đi thăm khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Chúc anh sức khỏe!
Hi vọng qua bài viết này các bạn đã trả lời được câu hỏi chảy máu hậu môn phải làm sao. Mọi thắc mắc cần giải đáp thêm về vấn đề này hay có như cầu đặt lịch khám, bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe để được tư vấn cụ thể.