Chậm kinh một tuần có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chậm kinh 1 tuần thì thai được mấy tuần và những điều bạn cần lưu ý khi mới mang thai? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Menu xem nhanh:
1. Chậm kinh là gì? Tại sao lại chậm kinh khi mang thai?
Chậm kinh là hiện tượng mà một phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng theo thời gian dự kiến hoặc thường thấy của mình. Thời gian chậm kinh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần hoặc hơn nữa.
Chậm kinh có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu bạn trải qua trường hợp chậm kinh khoảng 1 tuần sau khi có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp bảo vệ, có khả năng lớn rằng bạn đã mang thai.
Đối với tình trạng chậm kinh khi mang thai, chị em sẽ gặp chậm kinh ngay khi có thai. Nguyên nhân của việc chậm kinh khi mang thai là do khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, nó sẽ trở thành một phôi thai và bắt đầu di chuyển xuống tử cung và bám vào niêm mạc tử cung để phát triển. Khi trứng được thụ tinh, niêm mạc tử cung sẽ dày lên để đảm nhận nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai chứ không bong ra như thông thường, vì thế không có kinh nguyệt, dẫn đến chị em bị chậm kinh.
Ngoài chậm kinh thì còn có một số dấu hiệu mà mẹ bầu thường gặp phải trong giai đoạn đầu mang thai, đó là chảy máu báo thai (máu âm đạo đỏ hoặc nâu thẫm hoặc hồng nhạt, lượng máu ít, thời gian xuất hiện ngắn), buồn nôn và nôn, thèm hoặc sợ món ăn nào đó…
Khi nghi ngờ mang thai, bạn có thể xác định việc mang thai bằng cách sử dụng que thử thai tại nhà, que thử thai giúp kiểm tra nồng độ hCG trong nước tiểu – một loại hormone chỉ phụ nữ mang thai mới có. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chính xác, hãy thực hiện kiểm tra sau khi chậm kinh ít nhất 7-10 ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đến cơ sở y tế để được xét nghiệm máu để đo nồng độ beta hCG. Xét nghiệm máu thường cung cấp kết quả chính xác sớm hơn và có thể xác định việc mang thai một cách rõ ràng và nhanh hơn.
2. Chậm kinh 1 tuần thì thai được mấy tuần?
Tuổi thai được tính như thế nào, chậm kinh một tuần thì thai được mấy tuần là câu hỏi rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những cặp vợ chồng lần đầu tiên làm bố mẹ.
Tuổi thai thường được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng trước khi bạn nữ mang thai. Theo đó, cách tính tuổi thai dựa vào biểu hiện kinh nguyệt sẽ được tính như sau.
– Chậm kinh 1 tuần – thai tương đương 5 tuần tuổi.
– Chậm kinh 2 tuần – thai tương đương 6 tuần tuổi.
– Chậm kinh 3 tuần – thai tương đương 7 tuần tuổi.
Như vậy, nếu chậm kinh một tuần thì rất có thể thai nhi của bạn đã tương đương với 5 tuần tuổi. Tuy nhiên cần lưu ý rằng cách tính này chỉ có tính chất tương đối. Để xác định chính xác hơn, bạn nên đến cơ sở y tế, làm các kiểm tra để biết mình có đang mang thai hay không, đang ở tuần bao nhiêu và chuẩn bị tâm lý, sức khỏe, kế hoạch… tốt nhất cho việc sinh sản.
3. Các lưu ý cần biết trong gia đoạn đầu mang thai
Giai đoạn đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng và đầy thay đổi cho bà bầu. Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần biết và lưu ý trong giai đoạn đầu mang thai để có thai kỳ khỏe mạnh.
– Nếu bạn nghi ngờ mình mang thai, hãy thực hiện xét nghiệm thai kỳ tại nhà hoặc đến bác sĩ để xác nhận thai kỳ ngay. Điều này giúp bạn bắt đầu quá trình theo dõi sức khỏe thai nhi và tự chăm sóc sức khỏe của bạn một cách tốt nhất.
– Khám thai định kỳ đầy đủ các mốc quan trọng và cả các mốc theo lịch hẹn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn theo dõi sự phát triển của thai nhi, cung cấp hướng dẫn về dinh dưỡng và các yếu tố quan trọng khác.
– Cung cấp cho cơ thể bạn các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ là rất quan trọng. Hãy tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết cách ăn uống lành mạnh và bổ sung các loại thức ăn cần thiết. Bác sĩ có thể chỉ định việc dùng vitamin bổ sung chứa axit folic để giúp đảm bảo phát triển não bộ và ống thần kinh thai nhi.
– Tránh tiếp xúc với các chất gây hại như thuốc lá, rượu, và các loại thuốc không được bác sĩ kê đơn. Đảm bảo rằng môi trường xung quanh bạn là an toàn cho thai nhi.
– Không nên sơn móng tay, xịt nước hoa, tẩy trắng răng, tiếp xúc với các hóa chất,…
– Hãy thảo luận với bác sĩ về vấn đề liên quan đến tình dục và thai kỳ. Thông tin này giúp bạn và đối tác có kiến thức về sự thay đổi trong cuộc sống tình dục và cách duy trì một môi trường an toàn cho thai nhi.
– Các hoạt động vận động nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, hoặc điều chỉnh mức độ hoạt động theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ có lợi cho sức khỏe trong thai kỳ. Vận động có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm triệu chứng khó chịu khi bạn đang mang thai.
– Không bê vác những vật nặng trước bụng, không dơ hai tay lên cao, không đi dép trơn trượt, không vận động mạnh, không làm việc quá sức, …
– Thai kỳ có thể gây ra các biến đổi tâm lý khá nhiều. Hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với người thân và bạn bè đáng tin cậy, cân nhắc tìm sự hỗ trợ tâm lý từ chuyên gia nếu cần thiết.
– Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi, vì thế hãy cố gắng giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
– Thời gian này mẹ rất dễ bị các vấn đề về răng miệng, vì thế hãy chú ý chăm sóc chúng cẩn thận. Hãy duy trì quy trình chăm sóc răng miệng hàng ngày và thăm nha sĩ định kỳ.
Để kiểm tra tình trạng mang thai và có kế hoạch chăm sóc thai kỳ đúng đắn ngay từ hôm nay, mẹ có thể liên hệ với TCI để đặt lịch khám với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng chia sẻ cho bạn những kiến thức tốt nhất cho thai kỳ.